NÚI THẦN - Trang 549

lý, một chân lý khách quan và khoa học, mà cố gắng đạt tới nó là mục tiêu
phấn đấu cao nhất về tư tưởng, và thắng lợi của nó trước uy quyền của nhà
thờ là trang sử vẻ vang nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại?”

Hans Castorp và Joachim đồng loạt quay đầu từ Settembrini sang Naphta,

người thứ nhất nhanh hơn người thứ hai một tích tắc. Naphta trả lời:

“Không thể có thắng lợi như ông nói, vì nhà thờ chính là con người, là

quyền lợi, nhân phẩm, là sự cứu rỗi của họ, giữa nó và chân lý không thể tồn
tại một mâu thuẫn nào. Hai cái ấy trùng hợp với nhau.”

“Chân lý sẽ...”
“Điều gì có ích cho con người, đó là chân lý. Con người là tổng hòa của

thiên nhiên, trong thiên nhiên chỉ có con người là tạo vật cao quý nhất, thiên
nhiên được tạo lập chỉ để phục vụ con người. Con người là mẫu mực cho
vạn vật và sự cứu rỗi con người là nguyên tắc hình thành chân lý. Một nhận
thức lý thuyết không có mối liên hệ thực tế với tư tưởng cứu rỗi con người
sẽ vô bổ tới mức không còn tí giá trị chân lý nào nữa và phải bị bác bỏ.
Trong lịch sử tồn tại nhiều thế kỷ của mình, Cơ Đốc giáo đã luôn nhất quán
về tính thứ yếu của khoa học tự nhiên đối với con người. Lactantius

[269]

,

người từng được Constantinus Đại đế

[270]

chọn làm thầy dạy con trai mình, đã

hỏi một câu thế này, ông ta được lợi lộc gì về phần hồn nếu biết sông Nil bắt
nguồn từ đâu hay các nhà vật lý thiên văn ba hoa gì về bầu trời? Ông hãy
thử trả lời ông ta câu hỏi ấy! Người ta đánh giá triết học Hoàng đế La Mã
đầu tiên chấp nhận Cơ Đốc giáo là quốc đạo. Platon

[271]

cao hơn tất cả các

trường phái khác, vì đối tượng của nó không phải là nhận thức về khoa học
tự nhiên mà là nhận thức về Chúa. Tôi có thể đảm bảo với ông rằng nhân
loại đang quay trở lại với nhận thức này, trên quan điểm nhiệm vụ của khoa
học chân chính không phải là chạy theo những phát kiến tai hại mà là loại
trừ triệt để những kiến thức bất lợi hoặc vô bổ đối với đời sống tinh thần,
tóm lại là phải đề cao nhận thức theo bản năng, biết chừng mực và có sự lựa
chọn. Bảo rằng nhà thờ ngăn chặn ánh sáng để duy trì bóng tối thì thật là ấu
trĩ. Nhà thờ đã ba lần có lý khi lên án những nỗ lực ‘vô điều kiện’ nhằm đạt
tới một nhận thức về sự vật, có nghĩa là những nỗ lực không đếm xỉa gì tới
tinh thần, tới mục tiêu cứu rỗi linh hồn, và chính cái ‘vô điều kiện’, cái khoa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.