nhiên: đồng tiền là linh hồn của nhà nước. Hay ông định phủ nhận điều này?
Thời cổ đại đã nhiễm tính tư bản rồi, vì tật sùng bái nhà nước. Thời Trung
cổ Cơ Đốc giáo ngược lại đã nhận rõ bản chất tư bản chủ nghĩa của nhà
nước thế tục. “Đồng tiền là hoàng đế” - đấy là một lời tiên đoán từ thế kỷ
thứ mười một. Ông còn muốn chối cãi việc điều đó đã trở thành hiện thực và
cùng với nó là sự sa đọa tột cùng của thế giới nữa hay không?”
“Bạn thân mến, ông là người dẫn dắt vấn đề. Tôi chỉ nóng lòng muốn biết
lực lượng hùng mạnh kia, chủ thể của hành động ghê gớm ông đề cập tới là
ai?”
“Quả là một sự tò mò liều lĩnh đối với người đại diện cho tầng lớp xã hội
trọng tự do - nguyên nhân hủy diệt thế giới này. Tôi không cần một câu trả
lời của ông, vì lý tưởng chính trị của tầng lớp tiểu tư sản tôi không còn lạ.
Mục tiêu của các ông là thành lập một đế quốc dân chủ, hình thức nâng cao
của nguyên tắc nhà nước ở phạm vi toàn cầu, một nhà nước chung cho toàn
thế giới. Hoàng đế trị vì đế quốc này là ai? Chúng ta đã thấy rõ. Sự không
tưởng của ông thật chẳng lời nào tả nổi, nhưng mà ở điểm này chúng ta lại
gặp nhau phần nào. Bởi vì cái thế giới tư bản đại đồng của ông hóa ra cũng
mang chút hơi hướng siêu việt, thật thế, nhà nước ở quy mô toàn thế giới
chính là một siêu nhà nước, và chúng ta nhất trí với nhau ở niềm tin không
gì lay chuyển nổi rằng, trạng thái hoàn thiện lúc ban đầu của nhân loại phải
tương ứng với một trạng thái kết cục cũng hoàn thiện không kém ở nơi trời
và đất hòa nhập vào nhau. Từ thời Giáo hoàng Gregor
, người sáng lập ra
nước Chúa, nhà thờ đã tự coi nhiệm vụ của mình là dẫn dắt loài người quay
trở về trong vòng tay của Chúa. Quyền lực của Giáo hoàng không phải do ở
ý muốn của bản thân ông ta, mà quyền lực ông ta nắm giữ chính là phương
tiện, là con đường dẫn đến sự cứu rỗi, hình thức trung gian giữa nhà nước
thế tục và nhà nước trên thiên giới. Trước mặt hai chàng trai ham học đây
ông đã lớn tiếng chỉ trích những hành động đẫm máu của nhà thờ, về các
hình phạt không khoan nhượng của Tòa án giáo hội - một lý lẽ hết sức khờ
khạo, bởi tinh thần thánh chiến tất nhiên không thể hòa bình phi bạo lực
được, như Giáo hoàng Gregor đã vạch rõ: ‘Đáng nguyền rủa thay kẻ nào
không dám vung gươm làm đổ máu!’ Quyền lực là cái ác, điều đó ai cũng