thần, và càng hỏi tiếp ông ta càng khám phá ra ở người tiếp chuyện một
lượng kiến thức sâu rộng và một lối tư duy vừa sắc sảo vừa cay độc hiếm
thấy ở lứa tuổi của nó, lại càng không ai ngờ tới dưới cái vẻ bề ngoài rách
rưới kia. Họ bàn về Marx
, tác giả bộ Tư bản mà Leo Naphta được làm
quen qua một ấn bản rẻ tiền, rồi chuyển sang Hegel
đã đọc những điều Hegel viết hoặc người khác viết về ông ta đủ để đưa ra
vài nhận xét khá là đặc sắc. Chẳng biết vì bản tính vốn ưa nghịch lý hay vì
muốn làm đẹp lòng người đối thoại mà cậu ta gọi Hegel là một nhà tư tưởng
“Công giáo”; và khi vị linh mục mỉm cười chất vấn rằng tại sao lại có thể
bảo ông ta là người Công giáo, trong khi ai cũng biết Hegel từng giữ chức
triết gia trong triều đình nước Phổ và như thế ông ta phải là người theo đạo
Tin Lành mới đúng, cậu bé đã đáp lại rằng: chính cái danh hiệu “triết gia
cung đình” kia lại càng khẳng định nhận xét của nó về sự chính thống của
Hegel trong tôn giáo, mặc dù tất nhiên phải hiểu chính thống ở đây không
theo cái nghĩa giáo điều của nhà thờ Cơ Đốc. Bởi (Naphta đặc biệt ưa thích
liên từ này, mỗi khi có dịp đưa ra sử dụng cái từ ấy vang lên trong miệng nó
một cách đắc thắng và đầy cương quyết, còn cặp mắt thì sáng ngời lên sau
đôi tròng mắt kính), bởi khái niệm chính trị và khái niệm tôn giáo có mối
liên quan chặt chẽ về mặt tinh thần với nhau, cả hai thuộc về một phạm trù
bao gồm tất cả những gì được coi là khách quan, hành động, có tính thực
nghiệm và khả thi, tóm lại là tất cả những yếu tố tác động lên đời sống bên
ngoài. Đối lập với nó là đạo Tin Lành thiên về giáo lý mộ đạo có nguồn gốc
từ thần bí học. Trong dòng tu Tên Thánh, cậu bé thêm vào, bản chất chính
trị sư phạm của Công giáo là điều hiển nhiên không thể chối cãi; chính sách
cai trị và giáo dục luôn được coi là những lĩnh vực độc quyền của họ. Và nó
lấy cả Goethe ra làm ví dụ, một vĩ nhân gốc gác từ phong trào mộ đạo Tin
Lành, nhưng lại có những hành động tiêu biểu theo tinh thần Công giáo, cụ
thể là chủ nghĩa khách quan và học thuyết hành động do ông ta khởi xướng.
Goethe từng hăng hái bảo vệ hình thức xưng tội kín và là một nhà sư phạm
nhiệt thành, có thể bảo rằng ông ta cũng gần như là một tu sĩ dòng Tên.
Naphta tuôn ra những lý lẽ ấy, chẳng biết do thực lòng tin tưởng vào
những điều này hay chỉ cốt khoe kiến thức, hoặc cũng có thể nó cố ý nói bọc