NÚI THẦN - Trang 642

xưa tới giờ về chế ngự thiên nhiên. Không kém phần mơ hồ là ‘khách quan’
và ‘bản ngã’, sự hỗn loạn vẫn chế ngự từ đầu cuộc tranh luận đến giờ lại
càng thêm vô phương cứu chữa, đến nỗi chẳng ai biết bên nào bảo thủ và
bên nào tự do nữa. Naphta gân cổ cấm ông Settembrini tự xưng là “người cá
nhân chủ nghĩa” chừng nào ông này còn phủ nhận sự đối ngẫu giữa Chúa và
thiên nhiên, coi mọi mâu thuẫn của con người nằm trong xung đột nội tâm,
tức là sự xung đột giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể, từ đó chỉ biết
đến những giá trị đạo đức nhỏ mọn và dung tục, lấy cuộc sống ra làm mục
đích tự thân, chỉ nhắm tới mục tiêu sử dụng tầm thường, coi luật pháp và
đạo đức chỉ để phục vụ quyền lợi nhà nước. Ông ta, Naphta, thì khác: ông ta
biết rằng các vấn đề nội tâm của con người phần lớn nảy sinh trong sự xung
đột giữa nhận thức và siêu nghiệm, ông ta mới là người đại diện cho chủ
nghĩa cá nhân đích thực và huyền bí, mới chính là người tự do tư tưởng và
tự chủ. Hans Castorp nghĩ bụng, nếu quả thực là như thế, thì phải hiểu “vô
danh và tập thể” như thế nào - đấy là chưa kể vô số điều mâu thuẫn khác
nữa? Và còn những nhận định đặc sắc ông ta trình bày với linh mục
Unterpertinger về tính “Công giáo” của vị triết gia cung đình Hegel thì sao,
về mối dây liên kết nội tại giữa “chính trị” và “Công giáo”, về phạm trù
khách quan mà cả hai cùng thể hiện? Chẳng phải chính trị và giáo dục hồi
nào tới giờ vẫn là những lĩnh vực công tác quan trọng của dòng tu của
Naphta đó sao? Và giáo dục như thế nào kia chứ! Ông Settembrini đã là một
nhà sư phạm nhiệt tình, nhiệt tình tới mức sẵn sàng quấy rối và làm phiền
người khác; nhưng về phương diện thực hành khổ hạnh và coi khinh bản ngã
thì ông ta không thể sánh được với Naphta. Mệnh lệnh trên hết! Kỷ luật sắt!
Cưỡng bức tinh thần! Phục tùng tuyệt đối! Khủng bố! Tất cả những điều đó
có thể rất đáng khen, nhưng phẩm chất phê bình cá nhân lại ít được đếm xỉa
đến. Đó là nguyên tắc luyện tập quân sĩ của ông vua Phổ Friedrich và vị
thánh Tây Ban Nha xứ Loyola, quy củ và kỷ luật đã thấm sâu vào máu;
nhưng ở đây lại nổi cộm lên một câu hỏi: Naphta làm cách nào đến với ý
tưởng đổ máu này, khi mà, như ông ta tự thú nhận, bản thân ông ta không tin
vào bất kỳ kiến thức thuần túy hay kết quả nghiên cứu vô điều kiện nào, nói
cách khác là không tin vào chân lý khách quan và khoa học, trong khi đối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.