Người ta có thể hiểu được tại sao ông không trở thành linh mục, joli jésuite
à la petite tache humide
! Giờ tới lượt ông, rống đi sư tử!’ Câu cuối chàng
dành cho Settembrini. Và ông ta “rống” rằng, tất cả những điều Naphta vừa
nói chỉ là trò ngụy biện, bẻ queo vấn đề, bóp méo sự thật. “Ông nói đi”, ông
văn sĩ la to về phía đối thủ, “với tất cả trách nhiệm của người thầy, trước đôi
tai chăm chú của tuổi trẻ ham hiểu biết, ông cứ nói huỵch toẹt ra rằng tinh
thần là bệnh hoạn đi! Thử xem ông có giúp họ nâng cao tinh thần, củng cố
niềm tin được hay không! Mặt khác, tuyên bố rằng bệnh tật và cái chết cao
quý còn sức khỏe và cuộc sống xấu xa bần tiện, quả là một biện pháp hay ho
để dạy bảo học trò phục vụ nhân loại! Davvero, è criminoso
!” Và như một
hiệp sĩ, ông ta tả xung hữu đột bảo vệ sự cao quý của sức khỏe và cuộc sống,
bảo vệ những kẻ được coi là chúa tể của thiên nhiên và khẳng định rằng
không việc gì phải lo sợ cho tinh thần của họ. “Hình thái!” Ông ta hô như hô
khẩu hiệu. Và Naphta đập lại, kêu không kém: “Ý Chúa!” Nhưng người
không muốn biết đến ý Chúa cãi ngay: “Lý trí!” Và người bảo vệ ý Chúa
phản đối: “Khổ hình cứu thế!” Loạn xà ngầu. Người này kêu: “Khách thể!”
Người kia cãi: “Bản ngã!” Cuối cùng thậm chí bên này viện dẫn cả “nghệ
thuật” và bên kia “phê bình”, được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất vẫn là “thiên
nhiên” và “tinh thần”, và về chuyện cái nào cao quý hơn, cũng như “vấn đề
thế nào là quý phái”. Nhưng tất cả những điều đó được quăng ra bừa bãi,
không có sự giải thích hay trật tự gì ráo, không có cả trận tuyến rõ ràng, vì
họ không chỉ đối đáp mà còn cướp lời nhau, và các đối thủ không chỉ phản
bác đối phương mà còn mâu thuẫn với chính bản thân mình. Settembrini từ
trước tới nay vẫn hết lời ngợi ca “phê bình”, giờ đây lại giở đúng giọng ấy ra
tán dương đối cực của nó là “nghệ thuật”, và cho rằng chỉ có nó là quý phái.
Naphta đã bao lần đứng ra bảo vệ “bản năng tự nhiên” chống lại
Settembrini, người luôn mạt sát thiên nhiên là “thế lực tối tăm dốt nát”, là
thực tế và định mệnh, và đòi trí tuệ và lòng tự hào của con người không bao
giờ được phép cúi đầu trước thiên nhiên! Thế mà giờ đây ông ta nhảy sang
phía tinh thần và ‘bệnh tật’, theo lời ông ta là nơi duy nhất tồn tại sự cao
thượng và nhân bản, trong khi Settembrini hăm hở đóng vai luật sư biện hộ
cho thiên nhiên và sự cao quý của sức khỏe, vứt bỏ mọi lý lẽ của mình từ