ấy kẻ thù của ông vẫn không ngừng công kích lý tưởng sư phạm cổ điển, hệ
thống giáo dục và đào tạo theo tinh thần văn học-hùng biện ở châu Âu cũng
như cái tật giáo điều-hình thức chủ nghĩa của nó, một kiểu phô trương quyền
lợi của tầng lớp thống trị chỉ đáng làm trò cười cho quần chúng nhân dân.
Phải, họ đâu có biết dân chúng sáng tác ra bao nhiêu chuyện tiếu lâm về
danh hiệu tiến sĩ và kính thưa các loại bằng cấp lằng nhằng khác của chúng
ta, về hệ thống trường phổ thông, công cụ trong tay giai cấp tư sản thống trị
với mục tiêu hoang tưởng coi giáo dục phổ thông là hình thức dung tục hóa
của khoa học kinh điển. Những kiến thức cần thiết cho cuộc đấu tranh chống
lại thế giới tư bản dân chúng đã biết thu lượm ở nơi khác từ lâu chứ không
phải đợi các cơ sở giáo dục cưỡng bức của chính quyền cung cấp, và ai cũng
biết tỏng ra rằng hệ thống trường phổ thông của chúng ta, vốn có tiền thân là
các trường dòng thời Trung cổ, chỉ giảng dạy những điều hủ lậu lỗi thời, đến
nỗi trên đời này chẳng còn ai học hỏi được cái gì hữu ích ở trường, và rằng
phương pháp giảng dạy tự do không bài bản thông qua các hình thức thuyết
trình công cộng, triển lãm, chiếu phim vân vân sẽ mang lại hiệu quả cao hơn
giáo dục học đường rất nhiều.
Trong cái món giáo dục hổ lốn gồm cách mạng và ngu dân mà ông
Naphta dọn ra đãi các thính giả, ông Settembrini trả đũa, thành phần ngu dân
chiếm một tỉ lệ áp đảo đến không thể tiêu hóa được. Thiện chí được khơi
dậy bởi mối lo cho dân trí của ông Naphta chưa tồn tại bao lâu đã bị hao hụt
đi đáng kể vì nghi vấn, động cơ đích thực của ông ta có lẽ là nguyện vọng
bản năng muốn đẩy con người và cả thế giới vào tình trạng mù chữ tối tăm.
Naphta cười khẩy. Mù chữ! Ông Settembrini cứ tưởng phun ra một từ
kinh hoàng lắm, như cái đầu mụ phù thủy Gorgo
, chắc mẩm rằng ai nghe
thấy cũng phải tái mặt đi. Ông ta, Naphta, rất tiếc phải làm người đối thoại
với mình thất vọng, nhưng nỗi khiếp đảm của ông văn sĩ trước nạn mù chữ
chỉ làm ông ta thấy tức cười. Phải là một văn sĩ thời Phục hưng, một
précieux
, một seicentist
, một Marinist
, một kẻ khờ khạo của trường
phái estilo culto
mới có thể gán cho kỹ năng đọc và viết một ý nghĩa giáo
dục hàng đầu như thế, đến nỗi người ta tưởng đâu nếu thiếu hai thứ ấy thì
chỉ có đêm đen tinh thần ngự trị. Không biết ông Settembrini có nhớ rằng,