NÚI THẦN - Trang 717

thi hào lớn nhất thời Trung cổ, Wolfram von Eschenbach

[388]

, thuở sinh thời

cũng mù chữ? Hồi đó ở Đức cho một thằng bé đến trường học vẫn bị coi là
điều nhục nhã, trừ khi đứa trẻ ấy dự định trở thành linh mục; và sự khinh
thường phổ biến cả trong giới quý tộc lẫn giới bình dân đối với nghệ thuật
văn chương vẫn luôn là biểu hiện của bản chất cao quý - còn các nhà văn,
con đẻ của chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần tiểu tư sản, mặc dù đọc thông
viết thạo (những kỹ năng này quý tộc, chiến binh và dân đen không biết
hoặc chỉ biết rất ít), nhưng ngoài hai điều ấy ra họ tuyệt nhiên không làm
được trò trống gì khác ở đời, cả ngày họ chỉ lo chém gió bằng tiếng Latinh
và lo nói còn việc làm thì để cho những người khác lo. Hậu quả là chính trị
cũng bị họ biến thành trò chém gió, tức là chỉ có nói chứ không có làm, mặc
dù cũng chia thành phe hùng biện và văn vẻ, mà giữa các đảng phái với
nhau họ gọi là cực đoan và dân chủ - vân vân và vân vân.

Ông Settembrini cũng không chịu kém! Đối thủ của ông, ông ta kêu lên,

đã để lộ ra bộ mặt thật khi bày tỏ cảm tình với thói man rợ của một thời đại
nhất định và nhạo báng tình yêu văn học nghệ thuật mà thiếu nó thì không
thể có và không thể nghĩ đến nhân tính, không và một ngàn lần không! Cao
quý ư? Chỉ những ai thù địch với nhân loại mới có thể tặng danh hiệu này
cho sự im lặng vô ngôn, cho vật chất câm nín và thô lậu. Cao quý phải là
một giá trị cao cả xa hoa, là generosità

[389]

tự bộc lộ mình trong sự vật và

mang lại cho hình thức một giá trị nhân bản không phụ thuộc vào nội dung,
là sự đề cao hùng biện như một nghệ thuật vị nghệ thuật, là di sản của nền
văn minh Hy-La mà con người nhân văn, uomini letterati

[390]

đóng góp qua

từng thời đại, chí ít là các dân tộc gốc Latinh, và là nguồn gốc của mọi tư
tưởng có ý nghĩa sau này, kể cả chính trị. “Đúng thế, thưa ông! Cái mà ông
định vu khống là sự chia rẽ giữa hùng biện và cuộc sống kỳ thực không gì
khác hơn sự thống nhất viên mãn của cái đẹp, và tôi không việc gì phải lo
lắng về chuyện tuổi trẻ tài cao sẽ chọn bên nào trong cuộc tranh cãi giữa văn
hóa và man rợ này.”

Hans Castorp chỉ dành nửa tai nghe họ tranh luận, vì còn mải bận tâm với

hiện thân của người chiến binh và bản chất cao quý bằng xương bằng thịt
bên cạnh chàng, hay nói đúng hơn là bận tâm với ánh sáng lạ lùng mới xuất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.