đâu.”
“Lại em rồi! Ông ăn nói suồng sã như thế với một phụ nữ hầu như không
quen biết hay sao!”
“Em muốn tôi nói chuyện nhân văn hay là nhân ái?” (Chàng bất giác kéo
dài giọng giống lối nói của nàng, khiến cho cái từ ấy cũng vang lên uể oải
như vừa nói vừa vươn vai ngáp.) “Quelle blague!
Ông ở đây suốt từ hồi
ấy đến giờ?”
“Phải. Tôi đợi.”
“Đợi cái gì?”
“Đợi em.”
Một tiếng cười nhẹ rơi xuống đầu chàng, lẫn trong đó là câu gì nghe như
“Ngốc ơi là ngốc!” - “Đợi tôi! Người ta không cho anh đi thì có!”
“Có, có một lần Behrens đã đồng ý để tôi đi, hôm ấy ông ta giận dữ khiếp
lắm. Nhưng có phép mà như vậy cũng bằng không. Vì ngoài vết sẹo cũ tôi
có từ thời còn đi học, em biết đấy, Behrens đã tìm thấy một chỗ ướt mới làm
tôi sốt.”
“Ông vẫn còn sốt?”
“Vẫn còn. Gần như không dứt. Có lúc lên có lúc xuống. Nhưng không
phải sốt nóng lạnh.”
“Des allusions?
Chàng im lặng. Mắt chàng hướng cái nhìn mộng du ra phía trước, hai
hàng chân mày chau lại. Lát sau chàng hỏi: “Còn em thời gian vừa qua ở
đâu?” Một bàn tay đập xuống lưng ghế.
“Mais c'est un sauvage!
- Tôi ở đâu ư? Khắp mọi nơi. Ở Moscow” -
giọng nói phát âm thành “Mouscow”, kéo dài ra tương tự như ‘nhăn ái’ - ở
Baku, ở vài vùng nghỉ mát của Đức, ở Tây Ban Nha.”
“À, Tây Ban Nha. Em có thích nơi ấy không?”
“Cũng tàm tạm. Đường xá xấu lắm. Dân chúng lai da đen một nửa.
cằn cỗi và cứng nhắc. Điện Kremlin đẹp hơn cái lâu đài hay là tu
viện ở chân núi ấy nhiều...”
“Ý em muốn nói Escorial.”