“Phải. Lâu đài của vua Philipp. Một công trình không nhăn ái. Tôi thích
điệu nhảy dân gian xứ Catalonia
hơn, gọi là vũ điệu sardana, trong tiếng
kèn mục đồng. Tôi cũng nhảy nữa. Tất cả khoác vai nhau nhảy thành vòng
tròn. Kín cả quảng trường luôn. C’est charmant
. Thế mới nhăn ái. Tôi có
mua một cái mũ nồi nhỏ màu xanh, gọi là boina, gần giống cái mũ fez ấy. Ở
đấy đàn ông con trai ai cũng đội mũ này. Tôi đội lúc nằm nghỉ ngoài ban
công và cả những lúc khác. Monsieur sẽ thấy nó có hợp với tôi không.”
“Monsieur nào?”
“Người ngồi trong cái ghế này.”
“Tôi cứ tưởng quý ngài Peeperkorn.”
“Ông ấy thấy rồi. Ông ấy bảo, tôi đội đẹp lắm.”
“Ông ấy nói thế à? Nói được hết câu? Nói đến đầu đến đũa để người ta có
thể hiểu được?”
“A, có người đang hờn dỗi. Có người giở bài ác ý châm chọc đây... Người
ta kiếm cớ chê cười những người cao cả hơn và tốt hơn và nhăn ái hơn mình
và cả... avec son ami bavard de la Méditerranée, son maître grand
parleur
! Nhưng tôi không cho phép ai nói xấu bạn bè tôi...”
“Em còn giữ tấm chân dung nội tạng của tôi không?” Chàng cắt ngang
giọng nói kia, rầu rĩ hỏi.
Nàng cười. “Để tôi thử tìm xem.”
“Tôi thì đeo tấm của em trong ngực. Ngoài ra tôi có một cái giá nhỏ trên
mặt tủ, để ban đêm...”
Chàng không nói hết câu. Peeperkorn đứng lù lù trước mặt chàng. Ông ta
đi tìm cô bạn đồng hành, rẽ tấm rèm cửa bước vào phòng và đến thẳng trước
chiếc ghế có cô ta đứng đằng sau chuyện trò với người ngồi trên đó. Ông ta
mọc lên như cái tháp cao sừng sững ngay sát mũi chân Hans Castorp, khiến
anh chàng này dù đang ở trong trạng thái mộng du vẫn biết cần phải đứng
lên chứng tỏ sự có giáo dục của mình. Để khỏi đụng vào ông ta chàng phải
né người lánh qua một bên, và như thế ba nhân vật chính của vở kịch đứng
thành hình tam giác, trung tâm là cái ghế.
Theo phép xã giao của nền văn minh Tây phương, Madame Chauchat
buộc phải giới thiệu “hai ông” với nhau. Đây là một người quen cũ - cô ta