NÚI THẦN - Trang 894

ngực. Nhưng những tác động này cũng chính đáng như quá trình phát triển
tư duy của nhà chuyên môn, ông ta có quyền viện dẫn không chỉ sự liên tục
mà cả tính thiết yếu của nó. Đối tượng nghiên cứu hồi nào tới giờ của ông ta
vẫn là lĩnh vực rộng lớn còn nằm trong bóng tối, thế giới linh hồn của con
người, cái được gọi là tiềm thức, mặc dù lẽ ra nên gọi nó là siêu thức thì
hơn, vì đôi khi ở đó nổi lên một điều vượt xa khả năng nhận thức của mỗi cá
nhân và khiến người ta đâm ra nghi ngại, biết đâu chẳng tồn tại những mối
liên hệ và ràng buộc bí mật giữa miền tối tăm sâu thẳm nhất của mỗi linh
hồn với một linh hồn chung có kiến thức bao trùm tất cả. Tiềm thức, tên gọi
đầy đủ là ‘ý thức tiềm ẩn’, rất nhanh chóng chứng tỏ sự bí ẩn của mình theo
nghĩa hẹp của cái từ này và trở thành nguồn sản sinh vô số các hiện tượng
không thể lý giải được mà người ta bỏ chung cả vào cái rọ ấy. Nhưng đó
chưa phải là tất cả. Ai nhìn thấy nguyên nhân các triệu chứng bệnh lý của cơ
thể trong đời sống tinh thần có ý thức với những cảm xúc cao độ bị cấm
đoán và đè nén, người đó sẽ nhận ra sức sáng tạo của tâm lý trong lòng vật
chất - một sức mạnh mà người ta buộc phải nhìn nhận như là nguồn thứ cấp
của các hiện tượng thần bí kia. Là người duy tâm trong bệnh lý, nếu không
muốn nói là một người duy tâm mắc bệnh, anh ta sẽ thấy mình ở điểm khởi
đầu của dòng tư tưởng tự động theo con đường ngắn nhất đổ về vấn đề cốt
lõi của sự tồn tại, đó là câu hỏi về mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất.
Một người duy vật, con đẻ của triết học trực quan thô thiển, sẽ không bao
giờ chấp nhận lời giải thích nào khác ngoài lập luận linh hồn chỉ là sản phẩm
lân tinh hóa của vật chất. Trong khi ấy người duy tâm, áp dụng nguyên tắc
sáng tạo của bệnh tật, nhanh chóng thiên về quyết định trả lời câu hỏi tiên
quyết ấy theo hướng hoàn toàn ngược lại. Có thể bảo rằng đây là một vấn đề
không nhỏ hơn đề tài tranh luận xưa như trái đất đã làm tốn biết bao giấy
mực: cái gì có trước, con gà hay quả trứng - câu hỏi luẩn quẩn đặc biệt rắc
rối vì một thực tế hiển nhiên là không có quả trứng nào không do gà đẻ ra và
cũng không có con gà nào không chui ra từ trứng.

Vậy là những vấn đề này được bác sĩ Krokowski mổ xẻ trong các bài

thuyết trình gần đây của ông ta. Ông ta đi đến đó bằng con đường hữu cơ,
hợp lệ và hợp logic, chúng tôi không tiếc lời nhấn mạnh điều này, và chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.