NÚI THẦN - Trang 941

dân sự. Ông ta có cơ hội nói về đề tài này vào một ngày thu, lúc họ đang
trên đường dạo chơi ngoài phố chính thì trời đột ngột đổ mưa, và như tuân
theo một mệnh lệnh cả thế giới nhất loạt giương ô lên che đầu. Naphta coi
đó là biểu tượng của sự hèn nhát, của nhu nhược và tầm thường, những hậu
quả của nền văn minh. Một tai nạn mang tính cảnh báo như vụ đắm tàu
Titanic đưa người ta trở lại với nỗi sợ thiên nhiên của thuở hồng hoang,
nhưng cũng có tác dụng thức tỉnh nhất định. Sau đó dĩ nhiên người ta lớn
tiếng kêu gào đòi thêm ‘an toàn giao thông’. Sự phẫn nộ luôn luôn dâng lên
đến tột đỉnh một khi ‘an ninh’ có vẻ bị đe dọa. Thật là thảm hại, và sự nhu
nhược của con người là miếng mồi ngon để bầy lang sói tư bản khai thác
triệt để và tàn bạo trên chiến trường kinh tế, con đẻ của nhà nước dân sự.
Chiến tranh, chiến tranh! Ông ta ủng hộ chiến tranh, đối với ông ta tâm lý
khát máu chung không có gì là thiếu danh dự.

Khi ông Settembrini đưa khái niệm “công lý” vào câu chuyện và kêu gọi

áp dụng nguyên tắc cao cả của nó như một biện pháp phòng chống những
thảm họa chính trị trong nội và ngoại vụ, thì Naphta, vừa lúc nãy còn đề cao
tinh thần là cái cao siêu đến mức không thể hoặc không nên biểu lộ ra trong
vật chất, lập tức quay ngoắt một trăm tám mươi độ tỏ ý nghi ngờ và tìm cách
hạ bệ tinh thần. Công lý! Nó là cái gì vậy, một thần tượng để tôn thờ chăng?
Một điều thiêng liêng? Một khái niệm thượng hạng? Chúa và thiên nhiên
không hề công bằng, cả hai đều thiên vị, cả hai hành xử theo nguyên tắc
chọn lọc, tặng cho kẻ này tài năng nguy hiểm và ban cho kẻ khác một số
phận tầm thường. Còn con người? Đối với con người, một mặt công lý là
yếu đuối và bất lực, là hiện thân của sự hoài nghi - và mặt khác nó là tiếng
kèn xung trận thúc đẩy người ta vào những hành động liều lĩnh. Thế là con
người, để khỏi lọt ra ngoài phạm trù đạo đức, thường xuyên phải hiệu chỉnh
“công lý” từ nghĩa này sang nghĩa kia và ngược lại - vậy thì tính tuyệt đối,
tính cực đoan của khái niệm này ở đâu? Đồng thời người ta vẫn “có lý” khi
chống lại quan điểm này hay quan điểm kia. Tất cả những cái còn lại đều là
tự do chủ nghĩa, ngày nay không thể dùng nó để nhử dù chỉ một con chó ra
khỏi ổ. Công lý do đó chỉ là một ngôn từ sáo rỗng trong nghệ thuật hùng
biện của chủ nghĩa tư bản, để đi tới hành động trước hết người ta cần phải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.