NÚI THẦN - Trang 943

đơn giản, vì tương quan của một đại lượng bất kể bao lớn so với vô tận luôn
luôn bằng không. Không có độ lớn trong vô tận và không có sự tiếp diễn hay
thay đổi trong vĩnh cửu. Trong không gian vô tận, vì mọi khoảng cách theo
toán học đều bằng không, nên không thể có hai điểm gần nhau, lại càng
không thể nói đến hai vật thể hay là chuyển động. Ông ta, Naphta, tuyên bố
điều này để đập tan luận điệu trơ trẽn của khoa học duy vật về vũ trụ, những
điều hoàn toàn không có cơ sở về cái gọi là “vũ trụ” mà họ nhận xằng là
nhận thức tuyệt đối. Nhân loại đáng thương, bị một đống con số huênh
hoang vô nghĩa áp đảo tinh thần đến nỗi mất hết lòng tự hào và tự tin vào giá
trị bản thân! Bởi vậy cũng có thể tha thứ được nếu trí tuệ và nhận thức của
con người dừng lại trên mặt đất và trong phạm vi ấy họ coi những trải
nghiệm chủ quan-khách quan của mình như là thực tế. Nhưng nếu như họ đi
xa hơn và với tay tới câu đố vĩnh cửu, rồi bày đặt ra những là vũ trụ học và
thuyết nguồn gốc vũ trụ, thì bấy giờ không còn là chuyện đùa nữa, vì sự
ngông cuồng của họ đã đạt tới đỉnh cao quái gở. Thật là một sự bậy bạ đến
mức tội lỗi, khi đòi đo ‘khoảng cách’ từ một vì sao nào đó tới trái đất bằng
hàng tỉ tỉ kilômét hay bao nhiêu năm ánh sáng, và tự mãn cho rằng đám số
má nhảm nhí ấy có thể giúp trí tuệ con người thâm nhập vào bản chất vô hạn
của không gian và thời gian - không gian vô hạn thì liên quan gì tới kích
thước, và trong cõi vĩnh hằng làm gì có lâu mau hay khoảng cách thời gian,
những cái ấy không thể coi là khái niệm khoa học, mà là sự hủy diệt những
gì chúng ta gọi là thiên nhiên! Thật tình, quan niệm ngốc nghếch của đứa trẻ
coi các vì sao là những lỗ thủng trên vòm trời, qua đó ánh sáng vĩnh hằng lọt
xuống, đối với ông ta còn vạn lần dễ nghe hơn những lời huênh hoang rỗng
tuếch, đầy mâu thuẫn và kiêu căng không thể tưởng mà thuyết nhất nguyên
giảng giải về “vũ trụ”!

Settembrini hỏi, liệu câu chuyện các vì sao có phản ảnh niềm tin của

chính bản thân Naphta không. Và nhận được câu trả lời, rằng ông ta bảo lưu
quyền tự do tin tưởng hay hoài nghi. Qua đó lại một lần nữa có thể thấy ông
ta hiểu thế nào về “tự do”, và với cách hiểu ấy khái niệm này có thể dẫn đến
đâu. Làm sao ông Settembrini không lo ngại cho được, khi Hans Castorp
tuyên bố rằng những điều đó đáng nghe!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.