tháo gỡ giữa bản năng bành trướng của loài người và tâm lý nhỏ nhen của
cái tôi vị kỷ. Khát vọng tự do cá nhân đã tạo nên nền văn hóa lịch sử-lãng
mạn của quốc gia, một nền văn hóa hiếu chiến và bị những người nhân văn
tự do gọi là đen tối, mặc dù họ cũng rao giảng cho chủ nghĩa cá nhân, chỉ có
điều theo một cách khác. Chủ nghĩa cá nhân mang đậm tính lãng mạn-trung
cổ với niềm tin vững chắc của nó vào tầm quan trọng vô hạn và quy mô vũ
trụ của một cá thể, từ đó sinh ra học thuyết về sự bất tử của linh hồn, thuyết
địa tâm và môn chiêm tinh học. Nhưng mặt khác chủ nghĩa cá nhân là một
tư tưởng nhân văn và tự do, nó không chấp nhận ràng buộc và bất luận thế
nào cũng ra sức bảo vệ để mỗi cá nhân quý giá không bị biến thành vật hy
sinh cho mục đích chung. Đó là chủ nghĩa cá nhân, vừa là cái này vừa là cái
kia, đúng là đòn xóc hai đầu.
Nhưng người ta phải thừa nhận rằng, khát vọng tự do đã sản sinh ra
những kẻ thù sáng giá nhất của tự do, những hiệp sĩ bảo vệ truyền thống giỏi
giang nhất trong cuộc đấu tranh chống lại sự tiến bộ đầy bất kính và hủy
diệt. Và Naphta kể tên Arndt
, người không tiếc lời nguyền rủa công
nghiệp hóa và ca tụng tầng lớp quý tộc; nêu tên Görres
, người sáng tác ra
Thần bí học Cơ Đốc giáo. Vậy thần bí học có liên quan gì đến tự do không?
Liệu nó có chống kinh điển, chống giáo điều, chống tư tế không? Phải thấy
rằng trong hệ thống đẳng cấp của thần bí học có ẩn giấu một sức mạnh tự
do, nó chính là con đê ngăn chặn quyền lực vô bờ của chế độ quân chủ. Và
thần bí học ở giai đoạn cuối thời Trung cổ đã chứng tỏ bản chất tự do của
mình trong vai trò tiền thân của phong trào cải cách tôn giáo. Còn phong
trào cải cách tôn giáo, hê hê, bản thân nó cũng là một mớ bòng bong không
thể tách rời giữa tự do và lạc hậu của thời Trung cổ...
Hành động của Luther
... Chà, nó có cái ưu điểm là đã trưng bày ra một
cách trực quan thô bạo nhất bản chất đáng ngờ của hành động, hiểu theo
nghĩa chung nhất. Liệu người đối thoại với Naphta có biết thế nào là một
hành động không? Hành động, đó là một việc làm ví dụ như vụ ám sát ông
cố vấn nhà nước Kotzebue
, thủ phạm là Sand, một thành viên Hội sinh
. Nói theo ngôn ngữ trinh thám thì cái gì đã “ấn vũ khí vào tay” chàng
sinh viên trẻ Sand? Khát vọng tự do, đương nhiên là thế. Nhưng lại gần hơn