NÚI THẦN - Trang 981

LÜBECK, MỘT PHONG CÁCH SỐNG

TINH THẦN

Đ

ã gần một trăm năm trôi qua kể từ ngày Núi thần ra mắt bạn đọc lần đầu.

Nhưng dù cho bối cảnh lịch sử đổi thay, phương tiện khoa học kỹ thuật tiến
bộ vượt bậc, về mặt tâm linh tuổi trẻ thời nay vẫn không khác một trăm năm
trước là bao, vẫn băn khoăn tìm tòi lối đi trong cuộc sống. Tôi phải làm gì
để khỏi uổng phí thời gian có mặt trên thế gian này? Ý nghĩa của cuộc đời ở
đâu? Văn học nghệ thuật không trả lời câu hỏi ấy cho các bạn. Bàn về Núi
thần
với nhà cách mạng Áo Ernst Fischer, tác giả Thomas Mann đã bày tỏ
quan điểm của mình rằng “một nghệ sĩ không bắt buộc phải hiểu biết thật
nhiều hoặc giải đáp được mọi thắc mắc, người nghệ sĩ không gánh trách
nhiệm của người thầy, người lãnh tụ”. Người nghệ sĩ chỉ có thể dùng nghệ
thuật để giãi bày tâm sự và kinh nghiệm sống của bản thân. Mong các bạn
trẻ không ngừng học hỏi để tự vạch ra con đường có ý nghĩa cho cuộc đời
mình.

Sau đây là một trích đoạn trong bài nói chuyện Lübeck, một phong cách

sống tinh thần của Thomas Mann, đọc ngày 5 tháng 6 năm 1926 nhân dịp kỷ
niệm 700 năm thành lập thương cảng Lübeck, thành phố quê hương ông.

“... Thưa các quý bà quý ông, xin quý vị cho phép tôi được trình bày đôi

lời về một cuốn sách khác gắn liền với chủ đề này, tôi muốn nói đến Núi
thần
, cuốn sách mới ra của tôi, để giúp tôi thâu tóm tư duy hình thành đoạn
kết cho bài nói chuyện nho nhỏ này.

Người hùng của câu chuyện, nếu có thể gọi nhân vật chính như vậy, anh

thanh niên Hans Castorp, người đã bị sự màu nhiệm của ngọn núi hớp hồn
và trong bối cảnh chật hẹp ấy đã diễn ra một câu chuyện dài khủng khiếp, là
một chàng trai trẻ thật thà chất phác, và điều này cũng luôn được nhấn mạnh
khi phác họa cá tính anh ta. Nhưng dù có mộc mạc đến thế nào, trong con

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.