NÚI THẦN - Trang 987

[25]

Xin chào ngươi, hỡi Satan, kẻ nổi loạn, sức mạnh phục thù của trí tuệ…

(tiếng Ý, trích trong bài thơ A Satana của Carducci.)

[26]

Người theo chủ nghĩa nhân văn (tiếng Latinh).

[27]

Quá nhiều, thừa mứa (tiếng Anh).

[28]

Một câu trong vở opera Cây sáo thần của nhà soạn nhạc Áo Wolfgang

Amadeus Mozart (1756-1791).

[29]

Francesco Petrarca (1304-1374): thi hào Ý, sau các thi hào thời cổ đại

ông được coi là người có ảnh hưởng lớn nhất đến thơ ca mới ở châu Âu.

[30]

Một câu trong trường ca Aeneis của Virgil. Virgil hay Vergil, tên đầy đủ

là Publius Vergilius Maro (70-19 tr.CN), là thi hào danh tiếng thời cổ La Mã.

[31]

Tên cũ của thành phố Rijeka, nay thuộc Croatia.

[32]

Là những trường trung học đặt nặng trọng tâm vào khoa học nhân văn

xã hội, trong chương trình giảng dạy chú trọng tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp
cổ cũng như nền văn hóa cổ đại ở châu Âu, coi đó là nguồn gốc của xã hội
văn minh.

[33]

Mazurka là một vũ điệu dân gian Ba Lan, được khai thác nhiều trong

âm nhạc cổ điển châu Âu.

[34]

Thành phố lớn ở Đông Phổ, nay là thành phố Kaliningrad của Nga.

[35]

Áo lót cứng bó sát lấy người để tạo dáng, từ thế kỷ XVI đến sau chiến

tranh thế giới lần thứ nhất là một phần không thể thiếu trong trang phục phụ
nữ thượng lưu, từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX đàn ông châu Âu cũng ưa
dùng.

[36]

Cái ống nhổ màu xanh dành cho bệnh nhân lao phổi, xem chú thích ở

chương một.

[37]

Tên cũ của thành phố Kolkata, thủ phủ bang Tây Bengal, Ấn Độ.

[38]

Đơn vị đo khối lượng theo hệ đo lường Anh, 1 pound =

0,453592370kg.

[39]

Năm dưới cùng của bậc trung học ở Đức Phổ hồi đầu thế kỷ XX. Thời

đó học sinh trung học phổ thông bắt đầu từ lớp đệ lục rồi lần lượt lên đệ ngũ,
đệ tứ, đệ tam, đệ nhị, và đệ nhất là lớp cuối, sau đó có thể thi lấy bằng tú tài.

[40]

Một kiểu đánh bài tây 52 lá.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.