khoa học tinh thần (Geisteswissenschaften). Đối tượng của Đại học là
Wissenschaft Khoa học và học thuật và con đường đi tới đó là nghiên cứu
và khám phá.
Hermann Weyl, một nhà toán học lớn của Đức đầu thế kỷ 20, đã viết
vào năm 1953: “Tôi tin điều này: dù lịch sử chính trị của nước Đức có tai
họa bao nhiêu qua bao thế kỷ, lịch sử nền giáo dục đại học của nó vẫn là
điều may mắn”. (“I believe this to be true: As disastrous as Germany’s
political history has been through the centuries, so fortunate is her history
of higher education”). Dân tộc Đức trong lịch sử của mình có thể ít được
hưởng tự do nói chung nhưng tinh thần tự do trí thức (intellectual
freedom) trong một số đại học Đức phát triển mạnh từ thế kỷ thứ 18 (cho
đến 1933, khi chế độ quốc xã được thiết lập đến năm 1945). Stanley Hall,
chủ tịch đầu tiên của đại học Clark đã viết năm 1891: “Đại học Đức hôm
nay là điểm tự do nhất trên quả đất...Không ở đâu niềm đam mê đẩy
(nghiên cứu khoa học) đến những vùng biên giới của tri thức nhân loại
bao trùm đến thế”.
Đại học Đức vào cuối thế kỷ thứ 18 đã rũ bỏ hết tinh thần của triết lý
kinh viện (scholastische Philosophie) của những thế kỷ trước đã xuất phát
từ tôn giáo, và thay vào đó là một triết lý của sự độc lập, tự do và duy lý,
đặt việc nghiên cứu trong khoa học lên hàng đầu và không công nhận các
quyết định của các cơ quan quyền lực thuần túy.
Đại học Halle - đại học chính của Phổ, tiếp theo là Göttingen, đã làm
những cuộc đổi mới căn bản trong hệ thống đại học lúc bấy giờ của Đức:
1. Nguyên tắc Tự do Nghiên cứu và Giảng dạy (Freiheit der
Forschung und Lehre) được thiết lập và được chính quyền công
nhận như nguyên tắc mới của Đại học.
2. Hình thức dạy học cũng có những thay đổi căn bản: thay
vào việc chỉ cắt nghĩa, diễn giải các sách giáo khoa là sự thuyết
minh (Vortrag) hệ thống về khoa học; xê-mi-ne được đưa vào
thay thế hình thức thảo luận cũ, không nhằm củng cố các kiến
thức cũ mà nhằm đưa vào cái mới của khoa học, để hướng dẫn