NƯỚC MẮT ĐỎ - Trang 217

- Từ sau Tết Nguyên đán đến giờ, ngày nào ông Nhung cũng cầm đơn

lên quận. Dạo này ông không ra phường nữa vì tôi biết các ông ở phường
ngán lắm rồi, đã chuyển sự vụ lên cho quận, quận muốn giải quyết thế nào
thì giải quyết.

Chuyện ông Văn nói là chuyện trong khu tập thể, năm nào ông Nhung

cũng vác đơn đi. Tại sao lại thế nhỉ, không cấp nào giải quyết cho ông ta
được sao? Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Ông Nhung là lão thành cách mạng, là gia đình chính sách, tại sao lại

phải đi lại nhiều thế, bác Văn?

- Trời đất, cứ như cô hỏi thì chết con người ta. Ông Nhung lão thì có

nhưng thành và cách mạng thì không, lão thành cách mạng là do ông ta tự
xưng, cũng như gia đình liệt sĩ ấy mà. Vợ ông Nhung có chồng trước là liệt
sĩ chống Pháp hy sinh năm bốn tám, mãi đến hòa bình năm năm tư, bà ấy
mới lấy ông Nhung. Còn cô Tuyết là con riêng của bà Nhung được đi học
nước ngoài theo tiêu chuẩn con liệt sĩ thì lại sinh năm năm mốt.

- Thế bà ấy chửa cô con gái đến bốn năm mới đẻ.

- Tôi ngày ấy xem hồ sơ tôi cũng lấy làm lạ, nhưng lại thấy trong hồ

sơ ghi rõ ràng tên mẹ, tên cha, hy sinh ngày tháng năm, mình đưa ra thắc
mắc hóa ra lại bảo con người ta con hoang hay sao? Mà dạo đó đang chiến
tranh ác liệt cần phải động viên toàn dân.

- Hoan hô... - tôi tỏ ra rất thích lòng độ lượng của ông hàng xóm.

Nhưng vẻ mặt ông Văn lại ỉu xìu:

- Nếu như ông Nhung bà Nhung là người biết điều thì đã đành nhưng

thấy người ta không nói gì thì ngày càng tỏ ra quá quắt. Những năm trước
cả Hà Nội thiếu nước, ông ấy cầm sổ gia đình liệt sĩ lên thành phố hạch,
các đồng chí để cho gia đình lão thành cách mạng và gia đình chính sách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.