dung dịch màu trắng trong đó đưa xét nghiệm xem có trứng sán trong đó
không.
Nhiều năm, tôi và các bạn đồng nghiệp của tôi đã làm theo phương
pháp này. Nó cho kết quả chính xác. Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy rằng
phương pháp này gây ra tốn kém nhiều mặt: thuốc tê, thuốc kháng sinh,
người bệnh phải nghỉ việc một thời gian từ năm đến bảy ngày để lành vết
thương.
Trong mấy năm làm việc ở phòng khám, một lần tôi đã có một ý nghĩ
đơn giản rằng: Muốn lấy dung dịch trong khối u chỉ cần chọc kim tiêm vào
rút dung dịch ra mà xét nghiệm cũng được, chứ cần gì phải cắt rồi mổ gây
tốn quá nhiều thuốc men. Thú thực tôi nghĩ điều đó với ý thức vui vui hơn
là nghiêm chỉnh, tuy nhiên ý nghĩ đó vẫn cứ ám ảnh tôi. Và cuối cùng,
không đừng được, tôi cứ lặng lẽ thử nghiệm một mình.
Qua năm mươi trường hợp với hai phương pháp đối chứng, tôi thấy
rằng phương pháp chọc dò chính xác không kém. Trên cơ sở thực nghiệm
đó tôi đưa vấn đề ra Hội đồng khoa học của bệnh viện và không ngờ được
mọi người chấp nhận. Từ đó phương pháp chọc dò trở thành phương pháp
chính thức để khám bệnh sán người ở bệnh viện chúng tôi.
Qua bốn năm, dùng phương pháp chọc dò thay cho phương pháp giải
phẫu, chúng tôi đã tiết kiệm được một số lượng thuốc đáng kể. Cứ tạm lấy
con số tối thiểu: mỗi năm có khoảng hai trăm người khám, mỗi người cần
năm ngày nghỉ và mười lọ kháng sinh.
Thưa các đồng chí, tôi xin phép được nói rằng, trong tình hình hiện
nay phương pháp chọc dò là một phương pháp nên áp dụng. Đây là một
sáng kiến nhỏ, tôi xin phép mạo muội trình bày với các đồng chí.
Thu đọc một cách trôi chảy và suôn sẻ bản báo cáo ngắn ngủi của
mình rồi cô bước xuống khỏi bục. Chợt cả hội trường ào ào tiếng vỗ tay,