kể lại câu chuyện này biết bao lần. (Cô thư ký của tôi, Clotilde, lại sắp ngáp
rồi đấy...) Tôi đã tiếp một nhà công nghiệp người Đức, chủ hãng Bosch.
Ông ta đến bảo cho tôi biết ông ta đã đầu tư vào Pháp. Tôi hỏi ông ta tại sao
? Ông ta trả lời: “Vì nước Pháp là nước ổn định về mặt xã hội, rất đáng chú
ý”. Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng quả thật là như thế. Ở nước chúng ta, việc
đình công hiếm thấy, ngoại trừ ở khu vực dịch vụ công cộng. Hơn nữa, ở
nước chúng ta, những cuộc đình công gần như biến mất. Đáng chú ý chứ ?
Tôi nghĩ rằng đó không phải là tiếng tăm trước kia. Mà là do chúng ta đã có
những tiến bộ trong việc tiếp nhận thực trạng công nghiệp. Thực trang công
nghiệp hiện nay đã được tiếp nhận ở Pháp. Bây giờ người ta không nói,
hoặc rất ít nói đến siêu lợi nhuận.
Hai là, người Nhật sẽ ra sao ? Tôi không biết ! Tôi có đọc một bài báo
nói rằng ở trong nước họ đã bão hòa. Hãy nhìn vấn đề nô lệ phụ nữ. Phụ nữ
đã bắt đầu nổi loạn, họ đã bắt đầu cựa quậy rồi, vậy là hơi rồi đấy !” (Cô
thư ký của ông Bộ trưởng cười”.
Nhưng nhiều người Nhật quả quyết rằng sự suy thoái của nước Nhật
không còn xa. Chưa ai có thể đứng đầu lâu được. Sự vật chuyển động theo
những chu kỳ. Đến năm 2020, liệu người Nhật không phải là một xã hội già
nua nhất thế giới sao ? Giới trẻ cũng thay đổi. Não trạng cũng biến đổi chứ
bộ trưởng ? – Roger Fauroux nhìn tôi, đắn đo, rồi trả lời:
“Tôi tin điều đó là đúng. Quả là đang có những bức bách. Như thời gian
lao động quá dài. Liệu cuối cùng họ sẽ thay đổi chăng ? Có thể có mà cũng
có thể không. Trong lĩnh vực này, tôi không dám nói gì trước. Tôi đã nói
với ông là tôi không muốn làm một cuộc phân tâm tập thể”.
Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch tự hại mình
Một châu Âu theo chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đối với Nhật Bản sau năm
1992 có cơ may thoát khỏi tình trạng hiện nay không ?
“Tốt nhất châu Âu không nên theo chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Trên một
số ngành như xe hơi, một số sản phẩm điện tử, cần phải đặt những hàng rào
quan thuế tạm thời, điều này tôi tán thành. Nhưng đó phải là tạm thời, mềm
dẻo, có phạm vi và rất đặc biệt. Ông biết đấy, người ta không thể bảo hộ
mậu dịch một cách hữu hiệu và thường mắc sai lầm. Đối với tôi, đó là điều
chắc chắn. Nếu anh muốn nền công nghiệp của anh tàn lụi, cách tốt nhất
như người ta đã chứng minh là cứ bảo hộ lấy nó. Điều đó không bao giờ sai
cả. Trong chế độ bảo hộ mậu dịch, những nhà công nghiệp dễ trở nên ngây
ngô, mất tính chiến đấu”.
Cô thư ký của Roger Fauroux xen vào câu chuyện và nói khá chính xác
rằng chế độ tự bảo hộ mậu dịch là điều người Nhật đã làm trong những năm
60. Ông Bộ trưởng cười và tiếp: