“Khi đề cập đến nước Nhật, ngôn ngữ mà người Nhật hiểu, không phải là
ngôn ngữ của sức mạnh, mà là ngôn ngữ của cạnh tranh. Nước Nhật hiện
đại sinh ra từ cạnh tranh. Nó lên lên từ cạnh tranh trên bình diện cả nước
cũng như trên bình diện từng con người. Bởi vì mỗi người Nhật phải cạnh
tranh với kẻ bên cạnh bắt đầu từ năm 7 tuổi, khi bước vào trường học. Họ
vẫn là bạn bè với nhau ở trường, nhưng giữa họ đã có sự ganh đua rất căng
mà chúng ta tuyệt nhiên không thể hiểu được. Cho nên đối với nước Nhật
chỉ có thế sử dụng sức mạnh bằng một sự cạnh tranh ngang sức. Chắc chắn
họ sẽ nhạy cảm khi có ai đó bắt đầu đuổi kịp hoặc vượt họ trong cạnh tranh.
Lúc đó có lẽ nước Nhật chấp nhận một sự mềm dẻo hơn và biết điều hơn
trong thương lượng. Thường thì nước Nhật không biết điều trong thương
lượng, bởi họ thường thấy nước Pháp gởi sang những quan chức khá nhẹ
dạ. Đã bao lần người ta thấy một quan chức Pháp đến Tokyo để rồi bị người
Nhật đánh giá: “Đó là loại người đi lẹt đẹt theo chúng ta. Gã ta dốt nát mà
lại kiêu ngạo”. Và người Nhật đáp lại, không phải bằng sức mạnh mà đơn
giản là bằng sự vượt trội của họ trong kinh tế”.
Nước Nhật chuẩn bị thế giới ngày mai
Phải nói thế nào về những biện pháp bảo hộ của nước Nhật ? Về chuyện
người Nhật thường không tôn trọng nguyên tắc tự do – mậu dịch ?
“Nước Nhật hôm nay đã được thành hình vào khoảng năm 1850, vào một
thời kỳ mà người ta không nói đến khái niệm “mở cửa” hay một cái gì đó
tương tự. Ít ra tôi cũng không tin rằng hồi đó đã có những công thức như
vậy. Nước Nhật đã được sinh ra từ hệ thống lò ấp trứng của nhà nước, bất
chấp mọi phân biệt giữa chủ nghĩa nhà nước và chủ nghĩa tự do, và nó chỉ
sử dụng phương thức: nhà nước nhìn thấy nhu cầu của đất nước và lên kế
hoạch cho nhu cầu đó. Ở giai đoạn đầu, điều này giống như chủ nghĩa xã
hội. Nhà nước lập kế hoạch phát triển cần thiết, tập hợp mọi người và tuyên
bố: “Đây là điều các bạn sắp cùng làm. Tôi cho các bạn bao nhiêu đây tiền
và hãy làm đi trên cơ sở đoàn kết hợp tác với nhau”. Mọi người bắt tay vào
việc và 10 năm sau trứng ấp xong, lồng ấp được dỡ đi, thế là Nhà nước tiêu
vong. Cái hệ thống đó sản sinh ra những nhà công nghiệp hiện sẵn sàng để
tự do cạnh tranh. Bởi vậy, nước Nhật đã theo chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch,
nhưng chỉ trong một thời gian nhất định. Biện pháp đó nằm trong chu kỳ
phát triển mà nước Nhật luôn biết tổ chức và quản lý hết sức thành công.
Bằng chứng gần đây nhất là lĩnh vực tin học”.
Robert Guillain nói tiếp:
“Mặt khắp, nước Nhật là nước biết xác định và chuẩn bị. Họ xác định
cực kỳ chính xác đâu sẽ là mũi nhọn thị trường cho 20 năm sau. Họ chuẩn
bị điều đó từ rất lâu. Chẳng hạn như những đạo luật cơ bản về xây dựng
ngành tin học: kế hoạch phát triển này ngay từ năm 1957 đã tính đến viễn