NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 176

Khi sức mạnh của Nhật bắt đầu xâm phạm sức mạnh của Mỹ và đã gây

tác hại thực sự, qui chế liên minh chiến lược vẫn còn giúp Nhật Bản né
tránh sự phản kích của Mỹ trong một thời gian. Với quy chế ưu đãi này,
nước Nhật dù nằm trong phe phương Tây, lại là kẻ thù lợi chính trong cuộc
chiến tranh lạnh. Bởi vì không chỉ trục lợi nhờ sự bảo hộ của Mỹ, Nhật Bản
còn tránh tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang đã làm khánh kiệt nhiều
nước khác. Nước Mỹ đã không sợ hao tổn để có mặt ở Nhật Bản và châu Á.
Họ cho không cái dù hạt nhân, bảo vệ Nhật Bản khỏi mọi đe dọa quân sự
của nước ngoài. Nước Mỹ thì cứ tổn phí vô kỳ tận, còn Nhật Bản thì lại sử
dụng đồng vốn tích lũy được để phát triển. Nước Nhật được bảo vệ như một
nàng công chúa. Richard Nixon, Gerald Ford, Jimmy Carter, rồi Ronald
Reagan và phần nào George Bush, tất cả đều nỗ lực duy trì mối quan hệ
song phương về quân sự và chiến lược với Nhật Bản, cho đó là sống còn
đối với quyền lợi của Mỹ trên thế giới.

Tuy nhiên, thời kỳ ấy đã qua rồi, vì hai lẽ. Một là: nước Mỹ đã bắt đầu lo

lắng về quy mô sút giảm của mình ngày càng nghiêm trọng, nhất là khi so
sánh với sức mạnh của nước Nhật đang lên đến đỉnh cao. Mỹ không còn
phương cách nào để độc quyền đóng vai trò sen đầm quốc tế. Hai là: đánh
giá lại cơ sở của liên mình Mỹ-Nhật. Sự sụp đổ của nhiều nước cộng sản và
sự kết thúc chiến tranh lạnh càng lúc càng cho thấy chiến thắng của sức
mạnh kinh tế đối với sức mạnh quân sự, chiến thắng của chủ nghĩa thực
dụng đối với các ý thức hệ. Cùng lúc, những đòi hỏi cấp bách về địa lý –
chiến lược làm cơ sở cho liên minh Mỹ-Nhật đã trở nên lỗi thời. Cặp đôi
Mỹ-Nhật không phải tan rã trong ngày một ngày hai, nhưng Mỹ càng ngày
càng không còn cảm thấy ngại ngùng để tách khỏi Nhật Bản và lên tiếng
công kích đất nước mặt trời mọc.

Hiện nay, những lời công kích cay độc nhất đối với Nhật Bản lại từ phía

người Mỹ. Một số người nguyên là quan chức của chính phủ Mỹ đã từng
hiểu rõ quá trình thăng trầm giữa Washington và Tokyo từ trong ruột. Số
khác là những giáo sư đại học. Báo chí Mỹ đã gọi ngay các giới này là “xét
lại”, một cái tên mà những kẻ có liên quan kịch liệt phản đối. Những năm
gần đây sách xuất bản ở Mỹ đã nói nhiều về vụ án nước Nhật.

Hai lý thuyết gia người Mỹ về sự suy tàn của Hoa Kỳ và sự vượt trội

của Nhật Bản là Clyde V.Prestowit, cựu cố vấn Vụ Nhật Bản của Bộ trưởng
Bộ thương mại, và Chalmers Johnson, giáo sư đại học California ở San
Diego và là chuyên gia về quan hệ quốc tế. Người thứ nhất là tác giả cuốn
sách nổi tiếng “Trading Places, How we allowed Japan to take the Lead”.
Ấn hành năm 1988, cuốn sách giải thích tỉ mỉ tại sao người Mỹ là thủ phạm
chủ yếu của chính sự phá sản của họ và sự ưu việt của Nhật Bản trong việc
chạy đua để phát triển. Người thứ hai cũng là tác giả của một cuốn sách nổi
tiếng không kém: “MITI and Japanese Miracke”. Cuốn sách giải thích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.