NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 177

nguyên nhân của phép lạ Nhật Bản, đặc biệt là vai trò trung tâm của cái tổ
chức đáng sợ là MITI, tức là Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế. Cũng
phải kể đến một người gốc Hà Lan sống ở Nhật Bản là Karel Van Wolferen,

tác giả cuốn L’Enigme de la puissance Japonaise

[91]

. Qua từng trang tác

phẩm, tác giả đã vạch trần cái gọi là huyển thoại Nhật Bản trong việc mở
cửa và thâm nhập vào hệ thống tự do mậu dịch.

Johnson Chalmers: Nước Mỹ, thuộc địa của Nhật Bản ?

Có một hiện tượng mà bề ngoài rất lạ, nhưng thường lặp lại ở Nhật Bản:

mỗi lần có một nhân vật nước ngoài nào chỉ trích hệ thống Nhật Bản, thì
hầu như chắc chắn nhân vật đó sẽ được mời đến thăm Tokyo. Chính vì thế,
bà Edith Cresson đã nhiều lần được chính phủ Nhật mời đến thăm. Bà Bộ
trưởng Pháp nghĩ rằng một chuyến đi như vậy không có gì cấp bách. Karel
Van Wolferen là khách mời của tổ chức “Nhà Nhật Bản” vào mùa xuân năm
1990. Nhiều người khác đã đến thăm Tokyo. Bằng cách đó, nhà chức trách
Nhật hy vọng xóa được cái họ gọi là sự “hiểu lầm”. Một trong những chiến
thuật thường dùng ở Tokyo là nói rằng nước Nhật bị hiểu không đúng ở
nước ngoài. Cho nên, nếu như người nước ngoài chưa hiểu rõ sự việc, có
cần giải thích ồn ào không ? Nhật Bản thường tìm giải pháp “làm thân”.
Một phương thức thuần túy Á Châu: không nên nói giữa đình làng, mà hãy
dàn xếp trong gia đình, ở chỗ kín đáo. Một giải pháp nữa là mua chuộc
những kẻ gièm pha.

Nhưng Johnson Chalmers không phải là người dễ bị bịt miệng. Mùa

xuân năm 1990, ông đã trình bày những luận điểm chủ yếu trong những phê
phán của ông nơi câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Tokyo. Dưới đây là
những trích đoạn có ý nghĩa nhất. Đáng chú ý là ông dành những lời công
kích cay độc nhất cho chính nước Mỹ. Ông đặc biệt lấy làm tiếc về việc Mỹ
đã không có một đường lối chiến lược về công nghiệp, và ông phản ứng
quyết liệt chống lại sự ngây thơ về ý thức của Mỹ trong cái ông gọi là chủ

nghĩa tự do buông thả

[92]

.

“Chắc đây là lần đầu tiên trong lịch sử có một đất nước (Mỹ) đang sắp bị

xâm lược, mà trước đây chính nước đó đã phải trả giá đắt để bảo vệ kẻ đang
xâm lược mình hôm nay. Đó là một tình thế không bình thường, chứa đầy
căng thẳng, hiểm nguy và phản trắc. Nếu nước Mỹ không khắc phục được
sự thâm thủng trong trao đổi mậu dịch Mỹ-Nhật mối quan hệ đối tác theo
nghĩa chung của từ ấy, thì nước Mỹ sẽ không thể sống còn. Sự thâm thủng
mậu dịch đầu tư của Nhật Bản vào Mỹ, chủ nghĩa dân tộc trong công nghệ,
sức mạnh tài chánh của Nhật Bản, nguồn vốn dài hạn chủ yếu của thế giới
hiện nay, là nguồn bù đắp cho tình trạng thâm thủng ngân sách và mậu dịch
Mỹ: tất cả những điều đó đang làm gia tăng khả năng nổ ra một cuộc khủng
hoảng kinh tế của Mỹ. Những vấn đề đó không hề đứng riêng rẽ, mà tạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.