NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 178

thành một bộ phận của quá trình chuyển biến đang lay động những cấu trúc
căn bản nhất của các quan hệ quốc tế”.

Xin một ví dụ cụ thể ?

“Nếu ông đi trên con đường liên bang 75 giữa Chio và Kentucky, ông

chắc sẽ có ấn tượng ngay là vùng ấy đã bị xâm lược. Hình như chính sách
đầu tư của Nhật Bản đã vượt khỏi mọi kiểm soát. Các khoản đầu tư của
Nhật Bản nếu không được chế ngự và không gặp sự đối trọng thì sẽ dẫn đến
đối kháng với Mỹ chứ không phải lệ thuộc Mỹ”.

Sự sụt giá đồng đô la đối với đồng yên đã khiến cho Nhật Bản đầu từ ồ ạt

ra nước ngoài. Johnson Chalmers nói tiếp:

“Mọi thanh niên đi du lịch Honolulu bây giờ đều cảm thấy bị buộc mua

ít nhất một căn hộ, còn không là một khách sạn do giá cả ở đó rẻ mạt. Điều
này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân Hawai. Hơn nữa, có
nhận xét rằng người Hà Lan, người Anh, người Canada nắm giữ nền kinh tế
Mỹ nhiều hơn người Nhật. Điều đó rất đúng. Nhưng vấn đề ở đây là thiếu
sự đối trọng giữa Mỹ và Nhật. Tôi có thể mở một thương vụ ở Amsterdam
ngay ngày mai, cũng như ở Canada hay nơi nào khác, nhưng tôi không thể
mở ở Nhật Bản”.

Chalmers nói rõ thêm:

“Điều đó có nghĩa là anh sẽ phải đụng đầu với một cuộc cách mạng xã

hội, nếu như chúng ta mua được nhanh và mua được nhiều số tài sản mà
người Nhật thích gọi là những chiến tích của họ. Nếu như điều này lại diễn
ra ở Nhật Bản...”

Theo giáo sư Chalmers, trong vòng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới

lần thứ hai, đường lối Hoa Kỳ đối với Nhật dựa trên một nguyên tắc căn
bản là: nước Nhật đem lại cho Mỹ một lợi thế chiến lược lớn và một lợi thế
kinh tế nhỏ. Chính trên căn bản đó mà Hoa Kỳ mở cửa thị trường của mình
cho xuất khẩu của Nhật Bản, bảo trợ cho Nhật Bản gia nhập những tổ chức

quốc tế lớn như GATT

[93]

và OCDE

[94]

, tiến hành chuyển giao công

nghệ không hạn chế cho Nhật Bản với giá tượng trưng và cho phép Nhật
Bản đóng cửa thị trường của mình lâu hơn bất cứ nước đồng minh nào khác
ở phương Tây. Đến năm 1987, có ba nhân tố làm người Mỹ phải sáng mắt
ra về sự bội nghĩa của Nhật Bản: hãng Toshiba bí mật xuất sang Liên Xô
những máy công cụ tối tân dùng cho nhu cầu quân sự, không hề được Mỹ
đồng ý; Nhật Bản từ chối tham gia theo nghĩa vụ vào các nỗ lực chung của
các nước đồng minh, để giữ cho nguồn dầu hỏa ở vùng Vịnh không bị tắc
nghẽn trong cuộc chiến tranh Iran-Irak, trong lúc chính Nhật Bản là nước
công nghiệp phụ thuộc nhiều nhất vào dầu hỏa của Trung Đông; cuối cùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.