NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 181

Đường lối đối ngoại thứ hai là của MITI, căn cứ vào việc hình thành một

khối kinh tế châu Á, trong đó đồng yên sẽ là đồng tiền chủ đạo, tương ứng
với sự hình thành khu vực tự do mậu dịch Mỹ-Canada-Mehico, và cộng
đồng kinh tế châu Âu. Chúng ta đã thấy tại châu Á đã bùng nổ những phản
ứng mạnh mẽ đối với một dự kiến như vậy bởi ám ảnh khủng khiếp về chủ
nghĩa đế quốc Nhật còn sống động trong ký ức. Bởi vậy, giới cầm quyền
Nhật Bản tỏ ra rất thận trọng trong hướng này. Nhưng như Chalmers lưu ý,
người Nhật đã bắt đầu nghiên cứu để tìm hiểu khả năng hình thành một
khối kinh tế do Nhật Bản điều khiển, trong trường hợp cần thiết.

Đường lối đối ngoại thứ ba, con đẻ của Bộ Tài chính, là làm sao nền kinh

tế Nhật và Mỹ trở thành tương thuộc nhau đến mức không bên nào dám
quyết định cắt đứt mối quan hệ đó mà lại không phải trả một cái giá khủng
khiếp. Chúng ta sẽ thấy nhiều quan chức kinh tế của Nhật Bản tiếp tục tán
thành công thức an toàn, nghĩa là duy trì trục Washington-Tokyo hơn là lao
vào bất kỳ một cuộc phiêu lưu nào khác. Nhưng liệu nước Mỹ có sẵn sàng
không ?

Nước Nhật có thể nói “Không”

Nếu gọi là để kích động tâm lý chiến tranh ở Mỹ và đầu độc thêm mối

quan hệ đang gay cấn giữa Washington và Tokyo, thì có lẽ không ai đã làm
tốt hơn Akio Morita và Shintaro Ishihara. Cuốn sách nhỏ dày 160 trang với
tựa tiếng Nhật là No to Ieru Nippon: Shin Nichi-Bei Kankei no Kaado, dịch
là: Nước Nhật có thể nói “Không”: Lá bài mới trong quan hệ Mỹ-Nhật.
Cuốn sách đã gây chấn động lớn ở Nhật. Nhà xuất bản Kobunsha hài lòng:
hơn một triệu ấn bản đã được bán sạch. Nhưng họ không có ý định dịch ra
tiếng Anh. Lý do: tài liệu này chỉ để tiêu thụ trong nước Nhật, không phải
cho độc giả nước ngoài. Nhưng Lầu Năm Góc đã nhanh chóng cho dịch ra
tiếng Anh và cuốn sách đã gây hoang mang trong giới kinh doanh và chính
trị Hoa Kỳ. Cuốn sách nói gì vậy ?

Shintaro Ishihara là một nghị sĩ cực hữu, theo lập trường dân tộc chủ

nghĩa cực đoan. Ông ta hô hào các công dân Nhật hãy ý thức về sức mạnh
của nước Nhật và cần dứt bỏ mặc cảm. Ông nói nước Mỹ đã bắt đầu suy
thoái không cách gì tránh khỏi. Đối với nước Nhật, cúi đầu chiều theo các
đòi hỏi của họ là điều không thể chấp nhận được nữa. Nếu chính phủ Mỹ đi
quá xa, thì Nhật Bản rất có thể sẽ quay sang Liên Xô. Vả lại, Hoa Kỳ không
còn lựa chọn nào khác, vì họ lệ thuộc vào ngành công nghiệp điện tử của
Nhật Bản để đảm bảo cho các tên lửa của họ đạt được độ chính xác cao. Sự
cân bằng chiến lược Mỹ-Xô sẽ đi đến đâu nếu Nhật Bản từ chối bán cho Mỹ
những tổ hợp điện tử, mà giao chúng cho Liên Xô ? Người Mỹ đã có thái
độ phân biệt chủng tộc khi giao tiếp với người Nhật, và người Nhật phải
luôn nhớ điều đó khi đối xử với họ. Luận cứ chứng minh cho lời kết tội này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.