Shuichi không phải một trường hợp ngoại lệ: tôi đã gặp nhiều nhà lãnh đạo,
kể cả giám đốc xí nghiệp, công ty nói thạo tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Đó là
bằng chứng về sự quan tâm thực sự đối với nền văn hóa phương Tây. Và
đồng thời cũng là bài học cho chính những người phương Tây chúng ta. Ai
trong số những nhà chính trị phương Tây nói thông thạo tiếng Nhật hoặc
tiếng Hoa ? Đó là chưa kể đến thứ tiếng Anh dùi đục nơi những nhà lãnh
đạo của chúng ta.
Câu hỏi đầu tiên của tôi là: Nước Nhật có biết mình đang đi về đâu
không ? Kato Shuichi trả lời:
“Từ sau chiến tranh thế giời lần thứ hai, lịch sử nước Nhật là một chuỗi
những phản ứng, đôi khi khá tế nhị, khá linh hoạt, khá khôn khéo, đôi khi
không đủ. Lịch sử từ sau chiến tranh đến nay là một chuỗi những phản ứng
của nước Nhật đối với những nước sự kiện do những nước khác gây ra. Tôi
tin rằng đồng bào tôi đã nhận thức được là nước Nhật thiếu hẳn sáng kiến.
Bởi vậy, họ cố tìm ra một ý nghĩa, một chiều hướng nào đó. Nhưng tiến
trình ấy không đi đến đâu. Tôi tin rằng cho đến bây giờ, chưa hề có một
phương án toàn cầu nào để xác định vai trò quốc tế của nước Nhật”.
Những phải nghĩ thế nào về ý kiến khẳng định: “nước Nhật muốn thống
trị thế giới?”
“Sai hoàn toàn. Bao giờ cũng thế, người ta lại gán những ý tưởng của
phương Tây cho nước Nhật. Hơn nữa, đây lại chính là điều người Châu Âu
có thể làm nếu họ có được những điều kiện như nước Nhật. Nếu nước Pháp
là một cường quốc tài chính và công nghệ như nước Nhật bây giờ, người ta
sẽ thấy là nước Pháp sẽ cho tiến hành soạn thảo nhứng phương án công khai
hoặc bí mật. Với một sức mạnh như vậy, chắc rằng người Pháp sẽ lao vào
việc xây dựng những phương án vĩ đại mang tính toàn cầu. Nhưng não
trạng của người Nhật lại khác”.
Thiếu một phương án có tính toàn cầu
Khi nói, ông nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Không thể nghi ngờ
lòng trung thực của ông. Nhưng, thử đặt vấn đề một cách khác: Vâng, nước
Nhật bây giờ không muốn thống trị thế giới, nhưng sắp tới có khả năng đó
không ?
“Tôi không biết. Có thể có, có thể không. Tôi không biết. Tôi muốn nói
với ông thế này: đâu là lí do thận trọng thái quá hoặc hạn chế của não trạng
Nhật Bản đối với những trào lưu tư tưởng triết học hoặc chính trị lớn ? Tại
sao nước Nhật lại phải quá thận trọng khi xác định một khái niệm toàn cầu
về trật tự theo cách nhìn của Nhật Bản ? Đó là do gần như thiếu thói quen
xác định trật tự và vị trí của đất nước trong lịch sử ? Tại sao ? Có hai lí do:
một là do hoàn cảnh: thiếu một đường lối ngoại giao, nhất là một phương án