bao trùm từ những năm 30. Trong những năm 30, chúng tôi bị chi phối bởi
thứ chủ nghĩa quân phiệp Nhật Bản, chủ nghĩa siêu quân phiệt. Đường lối
ngoại giao đồng nghĩa với đường lối quân sự. Giới quân nhân chi phối thậm
chí cả Bộ ngoại giao, những quan chức dân sự ở bộ có chức năng rất hạn
chế. Vì lí do quân sự. Dưới bóng các nhà quân sự, các nhà ngoại giao Nhật
lúc đó chẳng những ít được tự do hành động, mà còn ít có kinh nghiệm
trong lĩnh vực ngoại giao thuần túy không phải là quân sự. Cho đến năm
1945, giới quân nhân là người chủ yếu xác định vai trò của nước Nhật trên
sân khấu thế giới. Tất nhiên, việc xác định của giới quân nhân lại luôn rất
giản đơn, thậm chí siêu giản đơn về tình hình. Kết quả là một thảm họa”.
Kato Shuichi nói tiếp:
“Sau năm 1945, nước Nhật bị chiếm đóng cho đến năm 1952. Chính phủ
Nhật không có quyền hành gì. Sau khi được độc lập, trong một thời gian
dài, nước Nhật tập trung phát triển kinh tế và công nghiệp trong khuôn khổ
chính trị - quân sự thế giới do người Mỹ xác định. Chúng tôi đã tỏ ra trung
thành với Washington. Chính phủ Nhật không hề nghĩ đến một phương án
chính trị quốc tế, nhất là một phương án lớn. Bởi vì cái khuôn khổ đã được
người Mỹ áp đặt cho chúng tôi. Đường lối chính đã được người Mỹ hoạch
định. Bây giờ, chúng tôi ít nhiều đã thoát khỏi sự kiểm soát của người Mỹ.
Chúng tôi đã có thể tự hoạch định đường lối cho chính mình. Khả năng thì
có đó, nhưng nước Nhật lại không có kinh nghiệm thực hiện. Đó là do thiếu
kinh nghiệm ngoại giao từ trước 1950 đến nay kéo dài gần nửa thế kỷ: đó là
lý do hoàn cảnh.
Lý do thứ hai có tính cơ cấu, truyền thống và thuộc phạm vi văn hóa
hơn; có thể là lí do sâu xa. Toàn bộ hệ thống xã hội của Nhật Bản, kể cả hệ
thống giáo dục, đã khiến cho người Nhật chúng tôi tỏ ra rất hữu hiệu trong
việc tạo ra những phương tiện để đạt đến mục đã định, nhưng lại khiến
chúng tôi trở nên kém cỏi trong việc hình thành những giải pháp hợp lí để
xác định được mục tiêu chung cuộc. Có sự tương phản giữa tính khéo léo
và tính hiệu quả trong xã hội Nhật Bản trong việc hình dung ra phương tiện
và tình trạng non kém đặc biệt của Nhật Bản trong việc lựa chọn các mục
tiêu. Trong lĩnh vực kinh tế, mục tiêu lại cực kỳ dễ xác định: chi phối thị
trường hoặc kiếm lợi nhuận. Khi mục tiêu ấy được xác định rõ ràng và được
mọi người chấp nhận, vấn đề phức tạp còn lại là vấn đề phương tiện. Chẳng
hạn bằng cách nào chi phối thị trường thế giới về xe hơi ? Cực kỳ khó.
Nhưng lại vô cùng đơn giản trong việc định ra mục tiêu chi phối thị trường
xe hơi. Trẻ con cũng làm được. Nhưng trong đối ngoại, thì ngược lại: việc
chọn lựa đường lối chủ đạo rất khó, rất phức tạp, trong lúc đó phương tiện
cần thiết lại cực kỳ đơn giản. Ví dụ: khi Nhật đặt quan hệ ngoại giao với
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào năm 1972, sau chuyến thăm Bắc Kinh
của Nixon ít lâu; việc công nhận Bắc Kinh có phải vì lợi ích quốc gia hay