NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 187

không hề có một đường lối nào đối với CPC. Chẳng có gì cả. Trống rỗng.
Không có một sáng kiến nào! Bây giờ, phải bắt đầu từng bước, nhưng
chúng tôi chưa đạt đến mức vạch ra một kế hoạch toàn cầu, một mục tiêu
lớn, một tư tưởng lớn”.

Nước Nhật, một đứa trẻ non nớt và mồ côi

Nhìn nước Nhật trần trụi, người ta liền so sánh nó với một đứa trẻ chưa

trưởng thành, còn cần cha cầm tay dẫn đi. Tôi chọn hình ảnh này và nhấn
mạnh: người cha đỡ đầu của nước Nhật là Hoa Kỳ, cũng chẳng làm được
chức năng đó. Vậy thì, nước Nhật trở thành mồ côi ư ? - Kato kêu lên:

“Vâng, vâng ! Đúng vậy. Nước Nhật là một đứa con hoang đàng. Không

thể chối cãi được nữa. Nhưng lại có não trạng của một đứa bé non nớt. Mỗi
khi tôi từ Mỹ hoặc một nước nào đó trở về Tokyo, tôi nhận ra ngay tính chất
ấu trĩ đó. Chẳng hạn tôi vừa từ Ý trở về. Ở Nhật Bản một số lĩnh vực đã có
tiến bộ hơn, và hoàn thiện hơn, trên bình diện kỹ thuật. Ông cứ nhìn xem
điện thoại, bưu điện và nhiều chuyện khác. Tất cả tiến triển rất tốt, hiếm xảy
ra trục trặc. Song nếu mở truyền hình thì các chương trình của Nhật Bản là
rất ấu trĩ. Ở Ý, cũng như ở mọi nơi, chương trình truyền hình thường là ngớ
ngẩn và tầm thường nhưng không ấu trĩ. Còn ở Nhật Bản, thì chẳng những
ngây ngô, mà còn rất Nhật: những buổi phát hình thật ấu trĩ ! Đó là điều kỳ
lạ.

Tôi đã từng giảng dạy ở trường đại học. Tôi có thể so sánh: trí thông

minh của sinh viên Nhật, Ý, Mỹ gần như nhau. Một số thì rất thông minh,
một số khác thì không. Nhưng ít khi ngây ngô. Hãy cứ nhìn gương mặt các
sinh viên này. Sự thông minh có thể cảm nhận được ở sinh viên Châu Âu,
rồi đến Mỹ. Một số sinh viên Mỹ có thể còn trẻ con, nhưng không quá
nhiều như ở Nhật Bản. Về mặt thông minh thì không có gì khác nhau.
Nhưng về mặt trưởng thành trong cuộc đời, nhất là về tình cảm thì rất khác
nhau. Sự tương phản rất rõ. Tôi cho rằng đó là triệu chứng của toàn bộ xã
hội Nhật. Ngoài ra, có một tập quán rất xưa của Nhật, xưa hơn chủ nghĩa
quân phiệt hay tình trạng thiếu một đường lối đối ngoại năm 1930, đó là
tình trạng khép kín của nước Nhật. Cuộc chiến tranh năm 40, cuộc xâm
lược Trung Quốc và cuộc chiến tranh Thái Bình Dương chỉ là một giai đoạn
ngắn trong đó chúng tôi có dịp tiếp xúc với người nước ngoài. Ngoại trừ
thời gian đó còn thì từ thế kỷ XVIII, nước Nhật không hề tiếp xúc với người
nước ngoài. Tình trạng thiếu tiếp xúc đó đã đúc thành một não trạng khép
kín của Nhật Bản. Cho nên, với một não trạng như vậy, nếu như nước Nhật
tham gia chính trường quốc tế, hay đúng hơn khi nó bị buộc phải tham gia,
nó chỉ có thể giải thích thế giới quanh nó theo những chuẩn mức của một
đất nước từ lâu đã khép kín”.

Báo chí Nhật: dành đất cho Base-ball và Sumo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.