tiên cho kinh tế và công nghệ. Nước Nhật vẫn là một tiểu quốc về phương
diện chính trị.”
Một sự mất cân đối như vậy có nguy cơ khiến chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy
không?
“Chủ nghĩa dân tộc thì có thể. Nhưng là một thứ chủ nghĩa dân tộc chưa
kết tinh thành một ý thức chính trị. Cũng như chưa kết tinh thành một triết lí
chính trị. Những tình cảm về thứ chủ nghĩa tân- dân tộc thì còn rất phân tán,
rất mơ hồ, song cũng rất phổ biến, nhưng không đạt đến trình độ kết tinh
vào một chương trình chính. Tất nhiên là có ngoại lệ thôi. Có những người
theo đường lối tân - dân tộc chủ nghĩa, như Shintaro Ishihara. Nhưng những
người đó rất ít và không có ảnh hưởng lắm.”
Nước Nhật nói “không” với chủ nghĩa quân phiệt
Như phần đông giới trí thức Nhật Bản, Kato Shuichi cho rằng nguy cơ
chủ nghĩa quân phiệt hiện nay là ở Nhật Bản là hoàn toàn không có.
“Cái gì cản trở sự phục hồi chủ nghĩa quân phiệt? Trước hết là giới hạn
về mặt kỹ thuật. Ở nước chúng tôi hoàn toàn không thể phát triển vũ khí hạt
nhân. Tình cảm quần chúng quyết liệt chống lại điều đó. Ngay như hiện nay
cũng còn 70% dân chúng công khai tuyên bố chống lại vũ khí hạt nhân, kể
cả trong giới trẻ. 60% chống việc tăng ngân sách quốc phòng. Họ muốn tình
trạng cứ như hiện nay. Do đó, không thể nói là có sự trỗi dậy của chủ nghĩa
quân phiệt ở Nhật Bản. Ngược lại, ở Nhật có một trào lưu chống lại chủ
nghĩa quân phiệt. Chính phủ không thể không biết đến đa số quần chúng
này. Trở ngại thứ hai là tình hình quốc tế. Cả thế giới sẽ chống lại chủ nghĩa
quân phiệt ở Nhật. Bởi vậy, nếu như chính phủ không đến nỗi quá ngu
ngốc, thì không thể đi theo hướng chủ nghĩa quân phiệt được. Vì dư luận
quốc tế dứt khoát sẽ chống lại”.
Chỉ có một tình thế duy nhất đẩy đất nước Mặt trờ mọc đến những cực
đoan nguy hiểm, đó là đường lối phương Tây muốn cô lập nước Nhật.
“Sự kiện Trân Châu cảng là một phản ứng ngu ngốc và bệnh hoạn,
nhưng là phản ứng trong cơn tuyệt vọng. Vào lúc cực kỳ bị cô lập. Đừng
nên đẩy quá xa chính sách cô lập Nhật Bản. Điều đó sẽ rất nguy hiểm. Và
để không đẩy nước Nhật vào thế cô lập, thì đó là trách nhiệm của các cường
quốc phương Tây cũng như của bản thân nước Nhật. Về phần tôi, tôi đang
đấu tranh theo hướng này. Tôi cố làm sao cho một tình thế như thế không
xảy ra ở nước Nhật”.
Nada Inada: nước Nhật vẫn sẽ theo chân Hoa Kỳ
Nada Inada là một nhà ngoại lệ đối với một nước Nhật quy ước và công
thức. Lý do: ông công khai tuyên bố theo chủ nghĩa vô chính phủ. Đối với