NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 191

đến nỗi khá đông học sinh chẳng còn chờ đợi gì nhiều ở tương lai. Việc
tuyển chọn này đã làm nản lòng những thanh niên muốn phản đấu để thành
đạt”.

Câu hỏi chính: Phải chăng nước Nhật đã đủ trưởng thành, để sẵn sàng

thực hiện các trách nhiệm chính trị và xã hội mà vị trí kinh tế đã mang lại
cho nó trong thế giới hiện nay ?

“Tất cả tùy thuộc vào chỗ hiểu thế nào về khái niệm trưởng thành. Người

Nhật lo sợ là vì họ còn nhớ đến cuộc chiến tranh thế giới vừa qua. Họ
không muốn chủ động mà bằng lòng với một vai trò phụ trợ cho Hoa Kỳ.
Chẳng hạn, chính phủ quyết định ngân sách của mình tùy theo những gì
Hoa Kỳ nói. Hoa Kỳ gặp khó khăn ư ? Nước Nhật sẽ lấp vào khoảng trống
đó. Người Nhật rất sợ Mỹ, sợ những chính trị gia Mỹ. Hậu quả: Tôi nghĩ
rằng nước Nhật sẽ không hề có một chính khách nào có một học thuyết đủ
để đề ra những sáng kiến nhất quán trên sân khấu chính trị thế giới”.

Và nếu như nước Nhật bị buộc phải đứng ra nêu sáng kiến thì sao ?

“Điều đó không có thay đổi gì lớn đâu. Người Nhật lúc đó sẽ trở thành

những công chức lờ đờ, không hơn không kém. Người Nhật từ chối nhận
lãnh trách nhiệm. Cho đến giờ, họ không có một chủ thuyết chính trị nào.
Những người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội thì cũng giống như
nhau thôi. Những nhà chính trị đó đều bị tình hình đưa đẩy. Họ không làm
chủ được tình hình”.

Có thể thay đổi điều đó được không ? – Nada Inada lắc đầu:

“Điều đó sẽ không thay đổi được đâu. Một ví dụ: vấn đề trợ giúp các

nước chậm phát triển, có phải những nhà chính trị đề xướng ra không ?
Không, đó là những nhà kinh tế. Chính những công ty lớn đề ra sáng kiến
và thúc đẩy chính phủ viện trợ cụ thể là bao nhiêu tiền, và cho bao nhiêu
nước chậm phát triển !”.

Nhưng, nghĩ cho cùng, liệu nước Nhật lại không cư xử tốt hơn thế sao ?

“Tôi không thể nói điều ấy. Cho đến giờ, tôi thường công kích nước

Nhật, và tôi xin trích câu nói nổi tiếng của De Gaulle khi ôn gặp Thủ tướng
Nhật Ikeda: “Tôi mong gặp một nhà chính trị Nhật Bản, nhưng người mà
tôi gặp lại chỉ là một nhà buôn transistor. Mỉa mai thật ! Vào thời đó, năm
1964, tôi nói rằng người Nhật có phúc vì đã không có những chính khách
mà chỉ có những người chào hàng về transistor. Vào thời đó, nước Nhật rất
có phúc vì dã không có một nhà chính trị lãnh đạo. Từ đó đến nay, không có
gì thay đổi cả. Những nhà chính trị Nhật Bản luôn tỏ ra kém khả năng lãnh
đạo. Nếu ông đòi hỏi một nhà chính trị Nhật Bản đóng vai trò như De
Gaulle, thì điều đó là không thể có được”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.