Nhưng kiểu lập luận này có khập khiễng không?
“Không hẳn là sai, tất nhiên. Nhưng tốt nhất là nên khiêm tốn!”
Nhưng một người Nhật biết tự mình suy nghĩ, không cần đến người Mỹ,
đó là hiện tượng đáng khuyến khích chứ?
“Đúng. Song nỗi bất hạnh là khi đứa con vượt được cha, lại muốn báo
thù cha. Điều đó nguy hiểm. Cho đến bây giờ, người Nhật giữ gìn để không
trở thành kể giết cha. Họ sợ. Đó là thái độ của người Nhật đối với Mỹ
(Nada Inada cười, vì ông đã tìm được một hình ảnh nói thay cho ông). Mac
Urthur khi đến Tokyo đã đối xử với người Nhật như với đứa trẻ 13 tuổi.
Ông ta tự xem mình là lớn và cư xử với người Nhật như với những đứa trẻ.
Sự so sánh đó đã khắc sâu trong tâm khảm người Nhật. Người Nhật thường
nói đến điều đó. Tình hình là thế đấy. Trước đây người Nhật 13 tuổi, thế
bây giờ họ bao nhiêu tuổi?”
Người Nhật muốn chiến thắng trong cuộc chiến tranh kinh tế
Như vậy là trả thù hay trả đũa?
“Những nhà kinh tế Nhật thì muốn trả thù. Điều đó không còn phải bàn
cãi. Trong thâm sâu, có một thứ tâm lý phục thù ở Nhật Bản. Tôi xin giải
thích: ngay sau chiến tranh, trong số những nhà lãnh đạo công nghiệp hàng
đầu của Nhật Bản có nhiều sĩ quan cũ. Có người tốt nghiệp trường hải quan.
Chẳng hạn như Sejama Ryuso, cánh tay phải của cựu thủ tướng Yasuhiro
Nakasone trong lĩnh vực kinh tế, đó là một cựu quân nhân. Có rất nhiều cựu
sĩ quân nhân như ông ấy. Tôi cũng là một cựu quân nhân. Ý của họ là khi
phải từ bỏ mọi hy vọng chiến thắng bằng quân sự thì phải chiến thắng bằng
kinh tế. Làm như vậy để rửa nhục cho nước Nhật. Đó là suy nghĩ của họ.
Khi những cựu quân nhân thấy nước Nhật đã đạt trình độ ngang hàng với
Mỹ, họ thật sự reo mừng! Tôi còn nhớ tác giả một cuốn sách nói về người
Do Thái và người Nhật: Yamamoto Shichiro. Ông cũng là một cựu quân
nhân. Ông nói gì trong cuốn sách đó? Ông nói rằng người Nhật có mặc cảm
trước người Mỹ. Và ông muốn khơi dậy lòng dũng cảm của người Nhật để
vươn lên trình độ trí tuệ như người Mỹ”.
Nada Inada giải thích:
“Cuốn sách của ông ra đời vào lúc những mâu thuẫn về kinh tế giữa Hoa
Kỳ và Nhật ở mức độ cao nhất. Hàng dệt của Nhật Bản chiếm lĩnh thị
trường Mỹ. Nhiều viên chức của MITI qua lại Washington để thương
lượng. Bộ trưởng MITI dặn họ điều gì?- Hãy đọc cuốn sách của Yamamoto
Shichiro! Lập tức, cuốn sách trở thành một thứ best- seller, bán hàng triệu
bản. Ông thấy đó chẳng còn nghi ngờ gì nữa, những quan chức kinh tế ấy
thật hài lòng vì đã thắng trong cuộc chiến trang kinh tế! Người Nhật đã xây