sinh của những nước Châu Á. Nhiều người Nhật phê bình việc đó. Có lẽ
người phương Tây chỉ nhìn thấy một mặt của nước Nhật! Tức là chỉ thấy
những chính khách và những đại diện của các ngành công nghiệp lớn?
Nhưng cần hiểu rằng đằng sau họ còn có dân tộc Nhật. Và dân tộc đó không
phải đã mất hết hương tri”.
Lời công kích có thể gây ra khả năng: một là sự khước từ và khép kín,
hai là sự mở cửa rộng hơn. Nước Nhật sẽ chọn hướng nào?
“Theo ý tôi là mở cửa! Xu hướng đó hiện nay là tích cực. Giới trẻ Nhật
đã có nhiều dịp đi du lịch. Họ không còn khép kín nửa vời về thế giới bên
ngoài. Và họ cũng không thể cứ mãi mù tịt mãi. Tiếp xúc với thế giới, họ sẽ
thay đổi dần. Nếu ông gặp những người Nhật sống ở Paris, ông sẽ thấy
nhiều người cũng công kích nước Nhật, dù họ là người Nhật!”
Có một châm ngôn Nhật nói: Đinh đã lỡ đóng thì đóng luôn. Đó có phải
là nước Nhật hiện nay không? Nada Inada bình luận:
“Nên hiểu rằng đó là phản ứng nhằm chối từ trách nhiệm. Né tránh trách
nhiệm của chính mình và mong thay đổi lời chỉ trích của đối phương. Mọi
người đều làm như vậy cả. Khi người Pháp thành đạt, họ né tránh trách
nhiệm và công kích người khác. Người Nhật cũng vậy. Khi không thành
đạt, khi đụng đầu khó khăn, họ vụng về (nhiều chính khách của chúng tôi
rất vụng về), họ liền trút trách nhiệm về sự vụng về của họ lên kẻ khác. Họ
nói tất cả những lời chỉ trích ở nước ngoài chỉ là bài Nhật, là những lời nói
xấu không căn cứ. Ông nên biết giữa những người có trách nhiệm của giới
chủ nhân Keidanren và Nikkeiren, họ cũng công kích lẫn nhau.”
Đúng là ở Nhật sau nhiều năm thiu thiu ngủ trên nhung lụa quyền lực, sự
phê phán đã dần nổi lên. Chẳng hạn giới chức cao cấp ở Bộ Tài chính khinh
miệt giới quan chức ngân hàng và ngược lại. Những mâu thuẫn giữa họ, lần
đầu tiên được phát biểu công khai, đã khiến giới báo chí Nhật đều thích thú!
Như vậy, chuyện nước Nhật làm chủ thế giới, có phải là chuyện tầm bậy
không?
“Vâng, đó là một chuyện bậy. Nước Nhật sẽ không thành ông chủ thế
giới. Không bao giờ! Tình hình phát triển công nghiệp sẽ không thể tiếp tục
theo nhịp độ hiện nay được lâu. Vào giữa thế kỷ XXI biết đâu chiến thắng
lại thuộc về những nhà sinh thái học? Ai biết được? Thế nào chúng ta cũng
đến đó. Lúc đó( thế kỉ XXI) nước nào có khả năng lãnh đạo các nước
khác? Có thể là những nhà lãnh đạo những nước nghèo sẽ đề xướng một
triết lý, những hệ tư tưởng. Trong lĩnh vực này Trung Quốc hiện còn đang
rất bề bộn, nhưng lẽ nào ngày mai cũng thế sao? Về phần tôi, trong cuộc
đấu tranh giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế, tôi chiến đấu cho sự
chiến thắng của chủ nghĩa quốc tế. Chủ nghĩa dân tộc không có tương lai