NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 194

dựng một nền kinh tế của mình; họ đã kinh doanh với cả một ý thức chiến
đấu. Và chỉ có hoặc chiến thắng hoặc thất bại. Mặt khác, thậm chí trong
kinh tế, họ cũng vẫn thường dùng những từ quân sự như “chiến lược”, “vũ
khí chiến lược”, “lực lượng”. Nhưng xin nhớ cho rằng là trong lúc đó họ
vẫn sợ cha họ”.

Như vậy, đến khi nào thì chuyện giết cha xảy ra?

“Giết cha, giết nước Mỹ là chuyện còn ở ngoài vòng ý thức. Người Nhật

có mối lo sợ thánh thiện là thắng hoàn toàn người Mỹ. Họ sợ phạm tội thật
sự. Cho nên những chính khách của chúng tôi do dự khi đưa ra những sáng
kiến trước mặt Hoa Kỳ. Họ không dám. Họ có bắt đầu phê phán đôi chút,
song họ còn chưa dám nói ra những điều họ muốn nói. Còn tôi, tôi là nhà
văn. Tôi thích những nhân vật có chút mặc cảm. Bởi vì những con người
không có chút mặc cảm nào, quá bình thường, thì không có gì hấp dẫn đối
với tôi cả. Nước Nhật đã thành công về kinh tế, song cùng lúc còn chút mặc
cảm, theo tôi như thế là lành mạnh”.

Nhưng bằng cách nào người Nhật có thể hy vọng trở thành người sáng

tạo trong điều kiện như vậy? – Nada Inada nhấn mạnh rằng, tuy vậy đôi khi
mặc cảm lại là nguồn sáng tạo.

Và trong cuộc khủng hoảng về bản sắc này, liệu nước Nhật có muốn xích

lại gần với phần còn lại của Châu Âu không? Trên bình diện triết học, đó là
hình thành một khối chống lại phương Tây?

“Nước Nhật mong muốn điều đó. Người Nhật mong muốn xích gần với

phần còn lại của Châu Á. Nhưng cho đến nay, nước Nhật rất vụng về, và
những nước Châu Á từ chối vai trò thống trị của Nhật. Họ từ chối một nước
Nhật lợi dụng sức mạnh kinh tế của mình, muốn mình trở thành kẻ chỉ huy
cả châu Á. Nếu nước Nhật tự cho mình như kẻ chỉ huy Châu Á thì sẽ vấp
phải sự phản kháng không thể tránh khỏi”.

Nước Nhật sẽ không bao giờ là bá chủ thế giới

Phản ứng của người Nhật ra sao, khi họ cảm thấy họ không được yêu

thích lắm trên thế giới? Những vết thương của Châu Á chưa phải đã lành
hẳn, còn những lời công kích thì lan tràn ở thế giới phương Tây. Nước Nhật
thấy mình bị cô lập. Nada Inada bác lại:

“Tôi mong rằng người Nhật sẽ không phản ứng như một đứa trẻ hư đốn,

cứ khóc lóc mà không nghĩ gì đến nguyên nhân của trận đòn mà nó phải
chịu. Tôi không muốn biến vấn đề của đất nước tôi trở thành chuyện riêng
tư. Nhưng đã có không ít người Nhật ý thức được mối hiểm nguy bị cô lập.
Một số nhà trí thức Nhật đã cố đặt quan hệ chặt chẽ với những trí thức khác
trên thế giới. Ở Nhật có không ít các nhóm công kích việc chính phủ viện
trợ cho vùng Nam Á, họ cho rằng các khoản viện trợ đó sẽ phá hủy môi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.