đâu. Đệ nhất quốc tế đã thua cuộc. Đệ nhị quốc tế và đệ tam quốc tế dựa
trên những cơ sở không đúng. Còn tôi, tôi tin vào sự chiến thắng của đệ tứ
quốc tế”.
Yukio Shimanaka: phương Tây đã giết chết truyền thống của nước
Nhật
Giám đốc Nhà xuất bản Chuo-Koron, một trong những nhà xuất bản
quan trọng của Nhật, Yukio Shimanaka vừa tròn 40 tuổi, nhưng ông đã khắc
họa tên mình trong giới trí thức và văn học Nhật Bản. Ông cũng là người
thân Pháp, giỏi tiếng Pháp, ông khác với một số đông đồng bào ông ở
khuynh hướng tôn trọng mạnh mẽ truyền thống Nhật, tôn sùng quý tộc và
nhà vua, tóm lại, có màu sắc cánh hữu pha một chút dân tộc chủ nghĩa.
Yukio Shimanaka là con một gia đình gia giáo. Cha ông là một nhân vật nổi
tiếng, là giám đốc lâu năm của Nhà quốc tế Nhật Bản (International House
of Japan), một loại câu lạc bộ trí thức ở Roppongi, trung tâm Tokyo thanh
lịch, có hoài bão làm cầu nói giữa nền văn hóa Nhật và nước ngoài. Chúng
tôi gặp nhau và cuộc phỏng vấn diễn ra ở Câu lạc bộ Nhà quốc tế Nhật. Một
con người có dáng vóc đẹp, tóc nâu, ăn mặc chải chuốt, ông nói tiếng Pháp
khá lưu loát. Ông đã ở Paris 4 năm. Yukio Shimanaka trở thành một người
mang trọng trách. Ông xuất bản nhiều tác phẩm mới, như bộ lịch sử Nhật
bằng tranh in 200.000 bản mỗi tuần. Công việc này thành công đến mức
ông định xuất bản bộ lịch sự thế giới. Con người cực kỳ năng động này làm
việc suốt ngày đến tận nửa đêm. Nhà xuất bản của ông cũng ấn hành tạp chí
Marie Claire Japon từ nhiều năm, trước khai xuất hiện tạp chí Elle Japon và
Le Figaro Madame Japon.
Chúng tôi nói chuyện với nhau về nước Nhật hiện đại và những truyền
thống đang mất đi từ khi có những thay đổi do phe đồng minh tạo ra từ sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai. Một đề tài khiến ông trở nên sôi nổi.
“Người phương Tây các ông đã phá hoại hoàn toàn thế cân bằng đã từng
tồn tại trước đây ở Nhật. Các ông đã đè bẹp và tiêu diệt tất cả các giai cấp
xã hội, nhất là tầng lớp trí thức. Trước đây, chúng tôi hầu như có cùng một
nền giáo dục như ở Pháp, một hệ thống trường đạo tạo đến trình độ cao.
Chúng tôi có các trường trung học đánh số (Số 1, số 2, số 3) trong mỗi tỉnh.
Tất cả tạo thành một loại học viện cho những trường học lớn. Thế nhưng
các ông cũng đã phá hết các trường lớn của chúng tôi. Trước kia, Nhật có
Trường đại học hoàng gia ở Tokyo và ở Kyoto. Bây giờ chúng tôi chỉ còn
Trường đại học Tokyo, một phân khoa Luật còn hơi hướng chút ít ngôi
trường lớn. Do đó, nước Nhật không còn tầng lớp trí thức ưu tú. Ở đây
không thể có ý niệm về leader (lãnh tụ), thậm chí không thể có ý niệm về
leader. Nước Nhật trở thành một xã hội “dân chủ”, mọi người có quyền nói
bất cứ điều gì, ở mọi trình độ. Như vậy, trong Ủy ban xét duyệt kịch bản