NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 198

Tuy nhiên Yukio Shimanaka nói thêm:

“Trước chiến tranh, nước Nhật cũng có một số nhân vật chính trị lớn. Kể

cả sau chiến tranh. Hai hay ba người gì đó. Bởi vì trước chiến tranh, hệ
thống giáo dục Nhật tỏ ra có hiệu quả. Nhưng sau đó, hệ thống giáo dục
mới chỉ đào tạo ra những nhà chính trị thiếu giáo dục, không cso vái gọi là
“lịch sự quí phái”. Ở Nhật, chúng tôi không còn cái “lịch sự quí phái” nữa.
Thế nhưng, để cư xử với người nước ngoài, thì “lịch sự quí phái” rất cần
cho cả hai phía, có phải không? Đó là lý do tại sao trong nước Nhật ngày
nay, chúng tôi không có leader, không có cái “lịch sự quí phái”. Mọi người
có quyền nói bất cứ cái gì, như ở nước ông vào thời điểm này xảy ra biến cố
tháng 5/1960. Trong xí nghiệp, vẫn còn tôn ti trật tự, mặc dù khá hình thức,
và chỉ trong nội bộ từng gia đình thì tôn ti trật tự mới có hiệu lực. Nhờ vậy,
tất cả xí nghiệp công nghiệp đểu tiếp tục hoạt động có hiệu quả”.

Vì thế, phải chăng nước Nhật đang đi tìm sự trưởng thành mới?

“Để thích nghi với nhịp sống do người nước ngoài áp đặt và theo yêu cầu

của họ, phải có một leader rất thông minh. Trong nội bộ nước Nhật thì dễ
hơn. Leader nay vẫn là thành viên của cộng đồng, của một gia tộc. Ông ta
tuân theo các luật lệ, nhưng để đảm bảo đương chức năng một leader có tầm
vóc quốc tế thì còn vụng về. Rất khó. Leader ấy phải là một diễn viên gần
như thiên tài. Và theo tôi, điều đó rất nguy hiểm. Tôi rất lo những hệ quả từ
đó mà ra”.

Hoàng đế bị truất phế, những hiểm họa của chủ nghĩa tân-dân tộc

Phải chăng điều đó có nghĩa là nước Nhật phản ứng và chống lại những

áp đặt từ bên ngoài? Một sự phản ứng sẽ kết tinh trong chủ nghĩa tân-dân
tộc? Yukio Shimanaka đồng ý:

“Vâng, đúng như vậy. Tôi rất lo điều đó. Nhưng đó là lỗi của chính các

ông! Nhất là lỗi của người Mỹ. Các ông buộc chúng tôi phải từ bỏ Hiếp
pháp của Châu Âu hoặc Hoa Kỳ. Có một sai lầm lớn: Hoàng đế Nhật khong
hề là kẻ thù của các ông, nhưng các ông đã hủy hoại hết mọi thứ, từ vai trò,
chức trách là người chăn dắt dân tộc, đến vai trò người cha, lãnh tụ tinh
thần. Và chế độ quân chủ khong còn có thể hoạt động được nữa. Ngày hôm
qua trong báo Yomiuri, tôi đọc một trang dành cho lớp trẻ 17 tuổi của Anh
và Nhật. Chúng phải trả lời câu hỏi: “Bạn có tôn kính Hoàng đế hay Hoàng
gia hay không?”. Học sinh Anh trả lời: “Có”, và giải thích sự tôn kính. Còn
học sinh Nhật đa số trả lời: “Không”, “Không bao giờ”, “Tôi không biết
ông ta”, “Tôi bất cần”, hoặc thậm chí: “Tôi cho rằng Hoàng gia là không
cần thiết đối với đất nước”.

Điều đó có ý nghĩa là đánh mất bản sắc nước Nhật ư?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.