NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 200

“Chúng tôi không chờ đợi người ngoài đến đây để xây dựng một xã hội

biết tôn trọng cá nhân. Nếu không, bây giờ ông không thể đọc văn học triều
đại Edo, xem một vở kịch của Kabuki. Kể cả trước đó, từ thế kỷ XVIII,
dưới triều đại Kamakura, nước Nhật đã có một thời kỳ phát triển về nghề
thủ công mang dấu ấn cá nhân và có sáng tạo. Còn các võ sĩ đạo của chúng
tôi, cứ so sánh họ với các hiệp sĩ của các ông. Có khác là võ sĩ đạo của
chúng tôi tự do hơn. Cho nên, thật sai lầm nếu cho rằng tất cả những công
dân bình thường đều bị kềm kẹp trong nanh vuốt của lãnh chúa. Tầng lớp
ưu tú của chúng tôi không phải chỉ ở trong giới võ sĩ đạo, mà ở cả những
người thường. Sau ba, hoặc bốn đời, xuất hiện những gia tộc buôn bán lớn.
Còn giới quí tộc vẫn nghèo. Điều này cũng khác với nước các ông, ở đó
hiệp sĩ có thể trở thành quí tộc; ở Nhật thì không hề có như thế. Quí tộc vẫn
là một tầng lớp xã hội bất di bất dịch. Họ không đánh ai, không giết ai. Võ
sĩ đạo làm thay họ, giống như Hồng y bên cạnh Giáo hoàng.”

Những truyền thống đã lụi tàn

Phải làm gì để hòa giải truyền thống với hiện đại?

“Một người Nhật chỉ có thể thích nghi với môi trường chung quanh khi

thay đổi hoàn toàn hệ qui chiếu của anh ta. Ví dụ: Chủ một xí nghiệp Nhật
đã được giáo dục để đạt trình độ “lịch sự quí phái” chủ yếu ở trong cơ sở
của ông ta. Nhưng ở nước ngoài thì sao? Mỗi khi người ta cử họ ra nước
ngoài để xây dựng những xí nghiệp thì não trạng của họ thay đổi. Song
muốn có được những thay đổi đó, phải thay đổi toàn bộ hệ qui chiếu của họ.
Đối với nước Nhật cũng vậy thôi. Phải thay đổi cả hệ thống xã hội, cả trong
xí nghiệp. Ở nước các ông, người chủ quyết định, giám đốc quyết định. Ở
đây thì không phải như vậy. Có một ủy ban quyết định. Phải có sự nhất trí.
Ông chủ, chủ tịch hoặc giám đốc chỉ có mặt ở đó để chuẩn y, ông ta có
quyền phủ quyết, nhưng quyết định thì vẫn thuộc về tập thể. Ông chủ chỉ có
thể nói “có” hoặc “không”, ông ta không đề nghị cũng không ra lệnh”.

Yukio Shimanaka không sợ nói thật:

“Tôi biết quan điểm của tôi thật sự độc đáo. Rất khác với quan điểm

người khác. Nhưng là một quan điểm có thật. Tôi là một người theo chủ
nghĩa truyền thống. Chúng tôi thích chiêm ngưỡng những tác phẩm sản sinh
từ sự sáng tạo của dân tộc Nhật. Một cuộc triển lãm, một vở kịch của
Kabuki. Và để xem Kabuki, phải biết tiếng Nhật. Để biết tiếng Nhật, phải
biết đọc, phải học tiếng Kanji ( chữ Trung Quốc, với hai mẫu tự Hiragana
và Katakana, hợp thành văn tự Nhật truyền thống). Phải biết đọc văn học
Edo. Và muốn hiểu thấu đáo văn học Edo, phải biết văn học cổ điển Trung
Quốc trước công nguyên. Người Pháp các ông, các ông đã bỏ dạy tiếng la
tinh. Chúng tôi, chúng tôi đã bỏ dạy tiếng Kanji. Đáng tiếc thật!”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.