NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 201

Gương mặt của Yukio Shimanaka không hề bộc lộ những tình cảm của

ông khi ông nói. Nhưng giọng nói của ông rất đanh thép:

“Người Nhật bây giờ không còn có thể sáng tạo ra từ mới từ văn tự

Trung Quốc nữa. Bởi vì nếu không hiểu nguyên gốc của từ thì không sáng
tạo được. Thật tệ hại. Ông xem: để gọi điện thoại bây giờ là phải nói
telefon. Trước đây người ta nói đến denwa. Den là từ để chỉ điện, wa là lời
nói. Điện thoại có nghĩa là “lời nói bằng điện”. Chúng tôi có thể tạo ra mọi
từ mới và từ khoa học thỏa thích. Trước chiến tranh, dưới triều đại Minh
Trị, chính người Nhật đã tạo ra từ mới rồi truyền cho người Trung Quốc,
người Triều Tiên. Tất cả những thuật ngữ kỹ thuật hoặc triết học hiện đại
đều gốc từ Nhật. Bởi vậy, keizai có nghĩa là “kinh tế”. Từ đó không có
trong tiếng Hoa, cũng không có trong tiếng Nhật. Chính những người Nhật
am hiểu văn học Trung Hoa và cả văn học Châu Âu, đã dịch, đã phát minh
ra từ đó. Người Trung Hoa và người Triều Tiên vẫn luôn sử dụng. Còn
người Nhật nay đã mất khả năng sáng tạo này rồi”.

Yukio Shimanaka thú nhận đã bắt đầu say mê truyền thống Nhật khi tiếp

xúc với nền văn hóa phương Tây, lúc ông sống ở Pháp.

“Chính vì lẽ đó mà tôi rất yêu thích Kabuki, những lễ hội mùa của chúng

tôi. Tôi cố tạo lại các lễ hội này cho con tôi vào dịp Tết và những ngày lễ
lớn, để truyền lại cho chúng tình yêu truyền thống đó”.

Ông nói tiếp:

“Nước Nhật có một nhà tiều luận, ông đã chết từ hơn 20 năm nay, là Oya

Soichi. Một nhà văn tiểu luận vĩ đại. Ông rất thích nêu lên những cách
ngôn. Một hôm, ông nói: “Người cánh hữu là bảo thủ, đó là người có đi ra
nước ngoài. Người cánh tả, đó là người cả đời chỉ ở trong nước Nhật”. Tôi
cho rằng quả đúng như thế. Niềm hy vọng của tôi là ở lớp trẻ Nhật ngày
càng đông đi du lịch nước ngoài: ở Pháp, ở Châu Âu. Mười năm trước đây,
chúng chỉ đi Hawai, đảo Guam hoặc Hoa Kỳ, Los Angeles hay NewYork.
Bây giờ tiếp xúc với Pháp, Đức, Châu Âu, tiếp xúc với nhạc viện, với nền
văn hóa của các nước đó, chúng bắt đầu hiểu sự khác nhau giữa Nhật Bản
với nhiều nước khác”.

Như vậy, việc Nhật Bản mở cửa ra thế giới cũng là một cơ may chăng ?

“Vâng. Cuối cùng chúng tôi đã có cơ may thức tỉnh. Khá khó khăn và

nặng nề. Nhất là khi người ta đang đắm mình trong sự sung túc vật chất,
trong tiện nghi. Điều đó đang hủy diệt nền văn minh Nhật Bản”.

Nền dân chủ Nhật Bản: một thứ chủ nghĩa duy vật nguy hiểm?

Yukio Shimanaka cho rằng nền dân chủ phương Tây được sao chép vào

xã hội Nhật Bản, có nguy cơ tạo ra một hệ thống chủ nghĩa xã hội duy vật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.