NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 197

của chúng tôi, chính những người trẻ quyết định mọi chuyện, ý kiến của họ
chi phối.”

Yukio Shimanaka luyến tiếc chế độ cũ chăng?- Câu trả lời của ông khá tế

nhị:

“Có thể trong một nghĩa nào đó, tình hình mới là rất tốt. Mọi người đều

có quyền nói điều mình muốn nói. Nhưng, trong lĩnh vực quan hệ quốc tế,
trên chính trường thế giới, chúng tôi lại rất khó đưa ra những ý kiến hình
thành một đường hướng. Chẳng hạn, làm thế nào để sống chung với người
nước ngoài? Đó là một vấn đề cực kỳ khó khăn.”

Nước Nhật có cần tìm lại những leader gây dựng một tầng lớp ưu tú?

“Đối với người Nhật, tầng lớp ưu tú, những leader mà chúng tôi đã có

trước đây, nói chung là rất hay. Nhưng trong việc chung sống với thế giới
bên ngoài thì đó lại là một chuyện rất dở. Những quốc gia khác, kể cả Hoa
Kỳ, không cùng nhịp sống như chúng tôi. Họ không có khái niệm về sự vật
như chúng tôi. Hãy cứ xem lịch sử nước Nhật. Thuở xưa, dân tộc Nhật gần
như vô chính phủ. Nhất là trong giới trí thức. Họ phủ nhận ý nghĩa của Nhà
nước. Thế mà khi nói đến Nhà nước, thì lại cần phải có một leader, cần một
định hướng chính trị, một chiến lược đối ngoại. Nước Nhật hôm nay không
thể xác định được một định hướng chính trị gì cho rõ ràng”.

Nước Nhật không có nghĩa là cầm đầu

“Để tạo ra ra sự nhất trí ở Nhật, trước hết phải có một ai đó phán xuống,

chỉ ra cái phải làm và cái không dược làm. Người đó phải có uy thế với dân
tộc. Điều đáng tiếc là những người phương Tây các ông đã phá hủy tất cả
hệ thống đó. Vì thế bây giờ chúng tôi thiếu hẳn nhứng nhà chính trị có bản
lĩnh”.

Yukio Shimanaka tiếp tục dòng suy nghĩ của mình và cho rằng trong lịch

sử gần đây, người Nhật tỏ ra ghê tởm sâu xa đối với chính trị và những nhà
chính trị.

“Hãy nhìn xem điều gì đã xảy ra sau thất bại của triều đại tướng quân, tất

cả đệ tử của tướng quân đều trở thành nhà báo, nhà trí thức, giáo sư. Họ làm
những nghề tự do. Cùng lúc đó, những đệ tử của Shimaju ( lãnh đạo chống
lại triều đại tướng quân và tiếp tục ủng hộ hoàng đế) lại trở thành những
công chức, những nhà hoạt động chính trị. Truyền thống đó vẫn giữ. Những
kẻ cai trị chúng tôi thường bị khinh miệt. Cũng như ở Pháp, Napoléon và
những người bảo hoàng. Trong những gia đình trí thức, người ta có xu
hướng ghê tởm những nhà chính trị. Khi ông ngoại tôi, lúc đó là giáo sư
giảng dạy chính trị ở đại học Tokyo, có ý định muốn ra ứng cử quốc hội thì
họ hàng, bạn bè đều phản đối. Là vì trở thành nhà chính trị thì coi như khốn
khổ, đang hổ thẹn. Đó là não trạng của giới trí thức Nhật trước chiến tranh”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.