NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 190

một người Nhật trung bình, việc khẳng định mình theo một trào lưu chính
trị khác lạ là chuyện không bình thường. Tuy nhiên tác phầm của ông khá
nổi tiếng ở Nhật Bản. Nada Inada được yêu thích vì ông đả kích khách quan
và không khoan nhượng những tật xấu của xã hội Nhật Bản. Một thủ pháp
đặc biệt đặc biệt khó, trong điều kiện người Nhật rất nhạy cảm. Vừa thân
Pháp vừa nói giỏi tiếng Pháp, Nada Inada sẵn sàng trả lời phỏng vấn của tôi
về vị trí của nước Nhật trên thế giới.

Nhiều người Nhật nói chuyện với tôi đã cho rằng tình trạng đầu cơ đất

đai và nhà cửa là tai họa hàng đầu của nước Nhật hiện nay. Do đầu cơ, kẻ
giàu cứ giàu thêm còn kẻ nghèo cứ nghèo thêm. Nada Inada nghĩ thế nào ?

“Đa số người lao động và làm công không có đất để cất nhà, phải ở xa

trung tâm Tokyo. Nhiều người làm công ở rất xa nơi làm việc, từ 60-100
cây số, có khi hơn. Bây giờ kiếm một miếng đất để xây nhà rất khó. Giá cả
đã tăng vọt. Những ai có được một căn nhà coi như chủ một tài sản lớn. Bởi
vậy, họ có thể vay tiền với căn nhà của mình và kiếm lãi. Họ lợi dụng tình
trạng giá nhà đất tăng cao. Cho nên người giàu thì giàu vô kể. Nhiều người
khác không được như vậy. Có người cứ càng giàu lên và cũng có người cứ
nghèo mãi. Ông thử hình dung xem, vì lẽ đó mà nhiều kẻ trở nên giàu xụ
đến mức ở các cuộc bán đấu giá những bức danh họa nổi tiếng, người Nhật
là khách mua thường xuyên. Càng ngày càng có nhiều người Nhật mua
tranh của Van Gogh, có phải không? Kẻ mua tranh là những kẻ làm giàu
theo cách đó. Họ là những “nhà giàu mới”.

Tình trạng đầu cơ đó có đe dọa sự ổn định xã hội của nước Nhật không ?

Vì có thể kiếm tiền dễ dàng, có kẻ lại rất khó, dù lao động cật lực, như vậy
người lao động Nhật có thể giảm nhiệt tình đối với công việc của mình
không ?- Nada Inada cũng nghĩ đến điều đó:

“Sự bất bình đã có rồi. Chắc chắn là có như vậy. Mỗi người dân Nhật đều

ước mơ mua được một căn nhà. Giấc mơ đó không thể thực hiện được.
Người Nhật không đến nỗi quá “ chính trị”. Họ thiên về tình cảm hơn là lý
trí và không dễ quy tụ họ dưới một ngọn cờ ý thức hệ. Họ phản ứng thường
theo tình cảm. Nếu có một biến cố hay một sự kiện kích động tình cảm của
học thì tôi nghĩ rối loạn sẽ xảy ra. Ông có nhớ những rối loạn của cánh tả
năm 1960 không ? Cái chết của một nữ sinh viên bất đã bất ngờ làm bùng
nổ lò thuốc súng ở một nước Nhật bình lặng. Sự kiện này dấy lên cả một
phong trào chống chính phủ rộng lớn”.

Nada Inada nói thêm:

“Cũng có khả năng là người lao động Nhật đã mất hứng thú làm việc.

Thậm chí là giới trẻ cũng chán ngán. Một cuộc điều tra đã được thực hiện
gần đây trong học sinh Nhật và Mỹ. Học sinh Mỹ đạt nhiều hy vọng ở
tương lai, trong khi đó đối với học sinh Nhật, việc tuyển chọn quá gay gắt,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.