“Hãy nhìn báo chí của chúng tôi. Nó phản ánh nước Nhật hiện nay.
Những sự kiện thuần túy Nhật Bản và thế giới đều được phản ánh tốt. Xã
hội Nhật được thông tin về mọi điều như thế. Nhưng nếu những sự kiện đó
không đụng chạm trực tiếp đến quyền lợi của nước Nhật hoặc người Nhật,
thì báo chí sẽ dành cho nó chút ít đất thôi. Bởi vậy, ngay cả báo chí hiện
cũng phản ánh trung thực cái não trạng khép kín đó. Ở Nhật, không có tờ
báo chất lượng cao như tờ New York Times hoặc tờ Times ở Luân Đôn,
hoặc tờ Le Monde. Không hề có. Báo chí thông tấn, theo chuẩn mực ở Nhật
Bản, chỉ bao gồm một công chúng hạn chế, tức là khoảng nửa triệu người
Nhật. Với số bản in nửa triệu, một tờ báo không thể sống được ở đây.
Những nhật báo lớn như Asahi, Yomiuri, không phải in vài trăm ngàn bản,
mà hàng triệu bản, 6 hay 7 triệu. Song chúng chỉ nhỉnh hơn những tờ báo
bình dân ở phương Tây một chút thôi. Ở Anh hoặc ở Mỹ, báo chí thật
khủng khiếp, một tai họa. Tờ Asahi tốt hơn những tờ báo bình dân, nhưng
không bằng tờ Le Monde chẳng hạn. Thế thì, điều gì diễn ra với nửa triệu
người Nhật trí thức, tầng lớp ưu tú ? Họ chỉ có tờ Asahi để được thông tin.
Vậy mà trong tờ Asahi, có ba trang dành cho base-ball và sumo, so với chỉ
có một trang rưỡi dành cho toàn bộ thông tin quốc tế.
Như vậy, đối với tờ báo tốt nhất ở Nhật, dường như mối quan tâm của xã
hội Nhật đến tin tức thế giới chỉ bằng nửa mối quan tâm đến tin tức thể
thao. Điều đó không thể hiểu nổi đối với tờ Le Monde hay tờ Libération.
Cần phải nhấn mạnh rằng khối công chúng Nhật đọc một tờ báo như tờ báo
như tờ Asahi có thể được thông tin tốt hơn những người Châu Âu đọc
những tờ báo bình dân. Nhưng những người Nhật có trình độ học vấn cao,
trong số nửa triệu nói trên, rõ ràng được thông tin ít hơn những độc giả của
tờ Le Monde. Bởi vậy vì sao ở Nhật Bản, trong chính phủ lẫn ở các xí
nghiệp hàng đầu, các cán bộ cao cấp, các chuyên gia hiểu biết làu làu công
việc của học, nhưng rất dốt về mọi điều khác. Một chuyên viên về xe hơi thì
không có ai bì kịp anh ta trên lĩnh vực đó, nhưng anh ta lại chẳng biết gì
ngoài lĩnh vực ấy cả, chẳng hạn như về tàu hỏa, hay máy bay, chưa kể là
anh ta không thể phát biểu được gì về tình hình kinh tế chung hoặc tình
hình chính trị - xã hội. Những người đó không biết gì hết, hoàn toàn không
biết. Đấy là tóm tắt một trong những khó khăn mà Nhật Bản gặp phải nếu
Nhật Bản muốn mở cửa ra bên ngoài. Vậy, ông cứ thử nghĩ xem khi nó lại
phải xác định cả một đường lối đối ngoại nhất quán thì làm thế nào được ?”
Nhưng phải chăng cần chờ có những đảo lộn trong tương lai ở Nhật
Bản? Nhiều nhà ngoại giao Nhật Bản nói là cần có để có lẽ tháo ngòi nổ
cho những kẻ thiếu kiên nhẫn ở phương Tây. Nhưng theo Kato Shuichi tỏ ra
trung thực:
“Tôi không nghĩ rằng sẽ có những đảo lộn lớn xảy ra trong những năm
sắp tới, cho là 10 năm sắp tới đi. Xu hướng hiện nay sẽ tiếp tục nghĩa là ưu