định đi đấn thỏa thuận bí mật, như ở phương Tây người ta thường có ấn
tượng về những trục chiến lược của cuộc chinh phục ở nước ngoài nhằm
tránh những tình huống cạnh tranh mà các nhà công nghiệp Nhật phải trả
giá đắt? Chẳng hạn như ông chủ Nissan, Toyoto và Honda cùng đứng trước
một quả địa cầu, tại một cuộc họp tuyệt mật, để phân chia thế giới? Makoto
Kuroda nhìn tôi trước khi trả lời:
“Không. Những nhà công nghiệp Nhật không thương lượng với nhau về
những vấn đề như thế. Điều đó không thể có. Cạnh tranh là một cuộc chơi
tự do. Thế giới trở nên hẹp. Những nhà công nghiệp của chúng tôi cảm thấy
nhu cầu phải mở những đơn vị sản xuất ở nước ngoài, gần thị trường tiêu
thụ hơn. Đó là xu thế chung ở nước chúng tôi. Mở một xí nghiệp ở nước
ngoài sẽ có lãi hơn là duy trì những cơ sở xuất khẩu của chúng tôi. Và trong
quá trình phi địa phương hóa này, tình hình cạnh tranh trong nội bộ nước
Nhật cũng rất khắc nghiệt. Không thể có loại thương lượng như thế. Không
thể đồng ý với hình thức đó. Không có những cuộc họp tuyệt mật. Đúng là
như chỗ tôi biết có một số người Mỹ ngây ngô quả quyết rằng chúng tôi có
những thỏa hiệp giữa những tập đoàn lớn với nhau. Nhưng điều đó không
đúng. Chỉ có cạnh tranh. Và chính đó làm nên sức mạnh của chúng tôi”.
Tôi chuyển qua một câu hỏi mà tôi đã biết câu trả lời của ông: nước Nhật
có muốn chinh phục thế giới, như bà Edith Cresson nói không? Hoặc như
Roger Fauroux nghĩ? Nếu xe hơi Nhật bán được nhiều hơn, phải chăng chỉ
đơn giản vì xe Nhật tốt hơn và rẻ hơn?
“Fauroux có lý 100%. Còn điều bà Cresson nói thì trừu tượng quá. Tôi
hy vọng chỉ đại diện cho một thiểu số những nhà lãnh đạo của các ông. Bà
đại diện cho M.Calvet! Và không đại diện cho ai khác!”
Makoto Kuroda phá cười làm tôi hơi lạnh xương sống
“Tôi luôn tự hỏi tại sao bà Cresson lại có quan điểm như vậy. Bà trước là
Bộ trưởng ngoại thương. Với tư cách đó, bà đã đến Nhật. Như vậy bà không
thể không biết về nước Nhật. Vậy mà bà đã nói lên những điều ngu xuẩn
như vậy! Tại sao? Tôi thật sự tự hỏi mình như vậy”.
Tôi trả lời là ở Châu Âu, rõ ràng những khoản đầu tư của Nhật đã giết
chết nhiều ngành công nghiệp Pháp. Tôi kể ra ví dụ về nước Anh mà người
ta nói là đã bị tư bản Nhật xâm lược mất rồi. Makuto Kuroda đáp:
“Tôi có thể đảm bảo với ông rằng nước Nhật không hề có ý định thống
trị lực lượng công nghiệp thế giới. Đúng là chúng tôi đang cố gắng để trở
nên mạnh. Nhưng không hề có ý định thống trị. Về lập luận cho rằng nước
Nhật có thể kiểm soát được nền kinh tế của một quốc gia khác, thì lịch sử
đã chỉ ra rằng việc đóng cửa biên giới không bao giờ tăng cường nền kinh
thế quốc gia. Chính sách bảo hộ làm quốc gia đó yếu đi, hơn là làm cho nó