một sức mạnh công nghiệp thì chúng tôi không thể vươn đến một mức sống
tốt hơn. Nhưng điều cần phải làm không phải chúng tôi giành phần to hơn
trong cái bánh; mà chính là có một cái bánh to hơn để cho mỗi người đều có
thể có phần mình ngon hơn!”
Ông nói tiếp:
“Còn về chính trị, triết học, văn hóa, người Pháp luôn cho mình là trung
tâm của vũ trụ”
Tiếng cười của Makoto Kuroda quả có tính trêu chọc. Nhưng ông nói
đúng.
“Người Trung Quốc xưa kia cũng đã tự xem là trung tâm của vũ trụ.
Người Mỹ cũng vậy, họ trở thành hơi kỳ quặc khi họ bắt đầu nghĩ rằng xã
hội Mỹ là phải tốt nhất thế giới và cách làm của họ có giá trị phổ biến! Còn
những người Nhật chúng tôi, chúng tôi không có ý định ấy. Người Pháp
chắc là rất tốt, nhưng họ đâu phải là ưu tú nhất! Người Trung Hoa có thể
cống hiến nhiều điều rất hấp dẫn, nhưng chúng tôi không có ý định theo
gương họ. Còn người Mỹ, họ đưa ra nhiều điều thú vị. Nhưng phải chăng
họ chờ đợi chúng tôi thay đổi xã hội để chúng tôi có quan hệ tốt với họ ư?
Ông thấy đấy, mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng, một hệ thống giá trị
riêng, truyền thống riêng, lịch sử riêng. Đó là lý do tại sao tôi lại chịu khó
trả lời khi người ta nói rằng, nước Nhật thay vì giữ im lặng, cần phải đóng
một vai trò tích cực hơn trong nền chính trị thế giới. Lúc này chúng tôi tỏ ra
thụ động. Chúng tôi ở thế thụ cảm với người khác. Bởi vì chúng tôi cố giữ
hòa hợp với mọi người. Có gì xấu đâu?”
Okita Saburo: Thế giới ngày mai sẽ thành thế ba cực
Nguyên bộ trưởng Bộ ngoại giao, chủ tịch Viện nghiên cứu chính trị đối
nội và quốc tế của Nhật, Okita Saburo là nhân vật thuộc hàng lão làng của
nền ngoại giao Nhật Bản. Hiểu biết của ông về thế giới là đáng học tập.
Ông đã thăm Trung Quốc 20 lần. Sinh ở Mãn Châu- Trung Quốc, lúc xứ
này còn nằm dưới ách đô hộ của Nhật, ông thuộc nhóm số ít những nhà
chính trị Nhật Bản đã làm nên lịch sử nước Nhật sau chiến tranh. Vào độ
tuổi hơn 70, ông không chút kiêu ngạo về quá khứ. Chỉ mãn nguyện về một
cuộc sống trọn vện với một sứ mệnh đã hoàn thành. Tuy nhiên không có
chuyện ông về hưu. Ông thuộc số những con người chỉ chịu chết khi đang
còn làm nhiệm vụ. Tôi biếu ông một món quà làm kỷ niệm của nước Pháp.
Rất nhạy cảm, ông lục tủ sách và tặng tôi bốn cuốn sách ông viết về nền
kinh tế Nhật và vai trò của nước Nhật trên thế giới. Ông nói chậm, vẻ mệt
nhọc. Ông dè xẻn cử chỉ. Nhưng ông nói tiếng Anh thông thạo, trong sáng.
Nhiều người nói rằng trung tâm địa lý chính trị thế giới sẽ chuyển sang
Châu Á vào thế kỷ tới. Sau thế kỷ của Hoa Kỳ, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của