NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 208

Từ đó đến nay, chúng tôi đã tăng thêm một lĩnh vực khác : lĩnh vực sức
khỏe ở các nước đang phát triển. Nước Nhật vừa quyết định tăng gấp đôi số
viện trợ kinh tế trong năm năm. Viện trợ kinh tế của Nhật đã vượt quá số
viện trợ của Hoa Kỳ, Và trong số tiền Nhật chi ra 2 tỷ đôla một năm sẽ
được dành cho những đề án bảo vệ môi trường. Sự đóng góp của Nhật
không nằm vào các lực lượng vũ trang. Dầu vậy điều này đã lỗi thời rồi.
Thế giới bây giờ hướng về giải trừ quân bị. Và Nhật rất nhất trí với xu
hướng đó”.

Nhưng phải chăng những nhà chính trị Nhật Bản đã được chuẩn bị để có

nhiều sáng kiến hơn trên trường quốc tế ? Okita Saburo vẫn thận trọng :

“Điều đó sẽ làm từng bước. Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ một vai trò khiêm

tốn, vì kinh nghiệm của chúng tôi trong cuộc chiến tranh, vì sự xâm lược
trước đây đối với những nước lân cận. Đường lối ngoại giao của chúng tôi
sẽ vẫn thận trọng. Hơn nữa, dư luận công chúng ở Nhật kiên quyết chống
lại việc Nhật trở thành một cường quốc quân sự. Người Nhật rất yêu hòa
bình. Cũng có ngoại lệ, nhưng đó chỉ là một thiểu số. Tuy nhiên, Nhật cũng
nhận thức được rằng thế giới đã trở nên nhỏ bé cùng với tiến bộ của những
phương tiện truyền thông, vận tải, chuyển đổi tiền tệ. Kể cả những vùng
như Châu Âu, Châu Á hay Bắc Mỹ cũng trở thành quá hẹp. Những quan hệ
quốc tế đã mang tính toàn cầu. Từ đó, những công ty của chúng tôi tính
toán công việc trong khuôn khổ của tiến trình toàn cầu hóa. Tôi nghĩ rằng
Châu Âu về lâu về dài cũng sẽ chọn hướng toàn cầu hóa. Những truyền
thống của Châu Âu đang cản trở định hướng đó. Nhưng với thời gian, Châu
Âu sẽ đến kịp với xu hướng toàn cầu hóa. Đặc biệt là với sự mở rộng của
thị trường Châu Âu hiện nay. Vì lợi ích của mình, Châu Âu sẽ tham gia vào
sự phát triển kinh tế ở Châu Á. Đó là thế phụ thuộc lẫn nhau”.

Đóng cửa = nghèo khó; Mở cửa = thịnh vượng

Liệu nước Nhật có bị cám dỗ bởi chủ nghĩa duy dân tộc không ? Okita

Saburo lắc đầu :

“Không, mặc dù có một số người Nhật thích chủ nghĩa duy dân tộc.

Nước Nhật ý thức được rằng không thể thịnh vượng nếu không có quan hệ
quốc tế mật thiết. Trong khuôn khổ tiến trình toàn cầu hóa mà tôi nói ở trên,
kể cả Liên Xô cũng thấy không thể tự cô lập với phần còn lại của thế giới.
Cô lập đồng nghĩa với nghèo khó. Điều này càng đúng hơn đối với nước
Nhật, bởi nó phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thiên nhiên của nước ngoài,
99% dầu hỏa của chúng tôi là nhập khẩu. Hai phần ba ngũ cố cũng vậy.
Nước Nhật không thể bỏ qua thế giới bên ngoài mà có thể đứng được ở
mức như hiện nay và phát triển. Bởi vậy, tình cảm dân tộc chủ nghĩa dân tộc
có thể phát triển trong một thời gian như trong khuôn khổ những cuộc
thương lượng Nhật – Mỹ. Nhưng điều này sẽ không kéo dài. Mọi người đều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.