vậy khá phổ biến. Họ bắt đầu nhìn các nước nghèo từ bên trên. Đó là lý do
tại sao câu trả lời của tôi vừa có vừa không”.
Trong bối cảnh đó, phải chăng nước Nhật sẽ không cần đến sự bảo trợ
của Mỹ ? Eto Shinkichi trả lời :
“Không. Sau khi bại trận, người Nhật đã phát triển mối quan hệ mật thiết
với Hoa Kỳ. Mối quan hệ đó thể hiện không chỉ ở liên minh quân sự giữa
hai nước, mà cả ở lòng tin cậy vững chắc với Nhật đối với nền dân chủ đại
nghị Hoa Kỳ và cả đối với nền dân chủ Châu Âu nữa. Trong lĩnh vực khoa
học xã hội và khoa học tự nhiên, các dân tộc trên đây đang xích lại gần
nhau. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ về mặt khoa học. Đa số những
nhà nghiên cứu hàng đầu của Nhật đã theo học ở Hoa Kỳ. Trong giới doanh
nghiệp và quản lý xí nghiệp cũng vậy. Chúng tôi cũng đã học được nhiều
điều ở người Mỹ trên lĩnh vực này. Và tôi không nghĩ rằng các mối quan hệ
đó sẽ lơi lỏng trong một tương lai gần. Nếu như có một trào lưu dân tộc chủ
nghĩa cực đoan dẫn đến sự chia cắt nước Nhật với Hoa Kỳ, thì điều đó là
một báo hiệu nguy hiểm về sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, Mối
quan hệ mật thiết giữa Hoa Kỳ và Nhật là một cơ chế tốt, ngăn chặn sự trổi
dậy như thế”.
Người Nhật trở nên xấc xược
Nhưng, một khi nước Nhật thấy mình đã đứng đầu trên nhiều lĩnh vực,
liệu người ra có phải lo ngại về sự bộc phát của chủ nghĩa dân tộc hay chủ
nghĩa tân-dân tộc ?
Eto Shinkichi trả lời :
“Vâng. Tôi rất sợ điều đó. Sự khôi phục sự tự tin từ thành tựu kinh tế đã
kích thích phục hồi sự tự tin trên những lĩnh vực khác. Như tôi đã nói với
ông, sự tự tin về kinh tế sẽ phát triển thành sự tự tin chính trị. Đó là chủ
nghĩa dân tộc. Nếu chủ nghĩa dân tộc lan tràn khắp nơi thì sẽ rất nguy hiểm.
Tôi xin lấy một ví dụ : Năm 1932 hoặc 1933 gì đó, quân đội hoàng gia Nhạt
có mua một số xe cơ giới Mỹ hiệu Ford và Chevrolet dùng vào mục đích
quân sự. Bằng cách đó, quân đội này không thể hoạt động theo ý mình một
cách độc lập với Mỹ. Nói cách khác, công nghiệp xe hơi Mỹ đã giúp quân
sự hóa nước Nhật, giúp Nhật xâm lược Trung Quốc vào đầu những năm 30.
Sau đó, chính phủ Nhật đã nỗ lực và đã thành công trong việc chế tạo xe
hơi, tàu thủy và máy bay ngay tại Nhật. Và thế là đến năm 1941, chính phủ
quân phiệt Nhật tuyên chiến với Hoa Kỳ”.
Eto Shinkichi chứng minh tiếp :
“Lòng tự tin vào nền kinh tế của chúng tôi là một điều tốt. Nhưng nếu sự
tự tin được phục hồi tự một nền kinh tế hùng mạnh, lại dẫn đến sự khôi
phục tự tin về chính trị thì sẽ rất nguy hiểm. Tôi đã thấy ở một số người