hiểu rằng nước Nhật không thể tự cắt mình ra khỏi thế giới, Ngược lại là
đằng khác”.
Eto Shinkichi : những nguy cơ của chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản.
Mọi người không phải ai cũng dứt khoát được như Okita Saburo trong
đánh giá. Eto Shinkichi, chủ tịch Đại học Châu Á, một khu quần thể đại học
ở ngoại ô Tokyo, là một con người thăng tiến nhanh ở Nhật. Tháng 5/1990,
tờ Asahi Shimbun dành hẳn một trang đăng ảnh của ông, giới thiệu ông
trong bộ quần áo thể thao, như một hình mẫu của giới trí thức Nhật hiện đại,
mở ra thế giới hiện đại. Thân cận với giới cầm quyền. Ông sinh ở Thẩm
Dương, Trung Quốc, lúc đó bị Nhật chiếm đóng, ông rời Thẩm Dương năm
16 tuổi. Ông am hiểu khá sâu sắc ngôn ngữ và xã hội Trung Quốc. Cuộc
phỏng vấn ông tiến hành thoải mái bằng tiếng Hoa.
Nước Nhật sẽ phải nắm giữ một vai trò chính trị quan trọng hơn trong
thế giới hiện nay ?
“Về lâu dài thì có, nhưng trước mắt thì không. Lý do rất đơn giản : sau
khi thảm bại dưới hỏa lực của quân Đồng minh, những nhà lãnh đạo Nhật
mất tự tin trên lĩnh vực chính trị. Cuộc hồi sinh kinh tế của chúng tôi là điều
kỳ diệu, và lòng tự tin trở lại. Nhưng chưa phải trên lĩnh vực chính trị. Ông
hãy nghiên cứu kết quả thăm dò dư luận gần đây. Đa số người Nhật không
muốn nước Nhật trờ thành một cường quốc về chính trị. Họ mong muốn
Nhật vẫn là một nước nhỏ trên lĩnh vực này. Nhưng về lâu về dài, sức mạnh
kinh tế sẽ trở thành sức mạnh chính trị. Tiến trình đó đã bắt đầu. Chẳng hạn
chuyến đi vừa rồi của thủ tướng Nhật Toshiki Kaifu ( mùa xuân năm 1990)
qua Indonésie, Bangladesh và Sri Lanka. Chính phủ các nước đó đều vui
mừng. Hơn nữa, tất cả đều xin tiền nước Nhật. Thủ tướng chúng tôi đã trả
lời họ : “Vâng, vâng, vâng, chúng tôi sẽ cho các ông”. Đã có cải thiện mối
quan hệ giữa Nhật với các nước ông đã đến thăm. Như vậy, tiền là một loại
thế lực chính trị. Về lâu dài, từng bước, vai trò chính trị của Nhật trên thế
giới sẽ lớn dần. Đó là ý kiến của tôi”.
Nhưng người Nhật hiện nay đã đủ trưởng thành để tự xác định một
đường lối chính trị đối ngoại và một nền ngoại giao thật sự độc lập với Hoa
Kỳ chưa?
“Câu trả lời của tôi có tính hai mặt : vừa có, vừa không. Vâng, người Nhật
đã đủ trưởng thành để quyết định không biến nước Nhật thành một cường
quốc quân sự. Sức mạnh quân sự không phải là một phương tiện để điều
khiển nền chính trị thế giới, đó là điều người Nhật đã học được trong lịch sử
gần đây của mình. Nhưng tôi muốn nói thêm rằng, vì người Nhật đã tìm lại
được lòng tự tin từ sức mạnh kinh tế của mình, họ đã nhiễm thói suy nghĩ
của một anh “nhà giàu mới” – “Bây giờ ta đã có tiền” : thói suy nghĩ như