NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 207

Châu Á- Thái Bình Dương chăng?

“Tôi không tin điều đó có thể xảy ra. Những người nói điều đó đã quan

sát thấy tỷ trọng của Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương đang lớn dần
trên thế giới. Nhưng hiện nay, chúng ta cũng đang chứng kiến việc xây
dựng Châu Âu năm 1992 và mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Châu Âu với
Đông Âu, kể cả với Liên Xô. Đây có thể tạo ra một sức mạnh làm hồi sinh
Châu Âu. Tôi chờ đón mọt sự tăng trưởng kinh tế năng động ở Châu Âu
cũng như ở Thái Bình Dương. Tầm quan trọng tương ứng của chúng sẽ phát
triển trong tương lai. Thế giới sẽ tổ chức lại theo ba cực kinh tế chủ đạo:
Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á”.

Nước Nhật không thể thống trị thế giới

Mục tiêu cuối cùng của Nhật là có là thống trị thế giới không? Okita

Saburo mỉm cười:

“Đó là một nhận xét thật ngu xuẩn! Đúng là chúng tôi có đạt được những

tiến bộ đều đặn về công nghệ. Nền kinh tế của chúng tôi đã ghi được nhiều
điểm và đang tăng trưởng với nhịp độ tương đương với Châu Âu hoặc Châu
Mỹ. Nhưng về lâu về dài, tôi đồng ý rằng nước Nhật có thể bị kẹt với các
nước Châu Á đang phát triển nhanh hơn. Ông hãy thử để mắt đến số lượng
hàng hóa Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Đông Nam Á trên thị trường
chúng tôi. Tình trạng cạnh tranh mặt hàng điện tử đang rất gay gắt ở Mỹ.
Các nền kinh tế ở phần còn lại của Châu Á đang lao vào quá trình khắc
phục sự chậm trễ so với Nhật. Ngoài ra có một yếu tố có thể làm sống dậy
nền kinh tế Hoa Kỳ. Bây giờ mọt só đông người Mỹ đã nói: “Chúng ta phải
thức dậy ! Hỡi những người Mỹ, hãy thức dậy !” đại loại là có những khẩu
hiệu tương tự ! Cách đây không lâu, một biên tập viên tờ New York đã nói:
“Đối với Hoa Kỳ, tuôn ra lời rủa xả chống lại Nhật Bản chẳng có nghĩa gì.
Điều quan trọng là ở chính người Mỹ !”. Châu Âu cũng vậy. Có gì tích cực
trong tuyên bố của bà Cresson không? Tuôn ra lời rủa xả nước Nhật, như
thế là tích cực ư ? Ngược lại, có hại cho Châu Âu, cũng như nước Pháp.
Thay vì như thế, những người Châu Âu các ông hãy thức dậy ! Và hãy
liên kết sức mạnh của chúng ta, những người Nhật, những người Mỹ và
những người Châu Âu, để cống hiến cho sự phát triển ở những vùng chậm
tiến nhất của thế giới”.

Liệu nước Nhật sẽ gánh trách nhiệm của mình trong thế giới ?

Ông nói thêm:

“Nguyên thủ tướng Nhật Noboru Takeshita, người đầu tiên đã thông báo

rằng nước Nhật muốn cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp của toàn thế giới.
Ông đã nói rõ ràng ý nguyện này liên quan đặc biệt đến một sự đóng góp
tích cực hơn vào việc giữ gìn hòa bình, trao đổi văn hóa và viện trợ kinh tế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.