NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 205

mạnh lên. Ông có tin rằng công nghiệp điện tử của nước Pháp bây giờ
mạnh hơn trước không ?”

Châu Âu năm 1992 không làm nước Nhật sợ hãi

Nước Nhật có lo sợ Châu Âu năm 1992 sẽ trở thành pháo đài bảo hộ

không ? Makoto Kuroda đáp không chút do dự:

“Ý tưởng về năm 1992 bản thân nó tồn tại chỉ vì những nhà lãnh đạo của

ông cho rằng Châu Âu cần một sự cạnh tranh ngày càng tăng, vì Châu Âu
đụng đầu với những biến đổi công nghệ lớn. Tôi cho rằng những nhà lãnh
đạo này rất đỗi thông minh khi dặt năm 1992 như một thời hạn đích. Nhiều
người Châu Âu các ông cũng khác đấy. Hãy xem cách Châu Âu lôi kéo
được sự chú ý của toàn thế giới! Một vài người MỸ báo động rằng các ông
đang xây dựng một pháo đài ở Châu Âu. Nhưng tôi, tôi nói rằng Châu Âu
ko có cách nào trở thành pháo đài. Lý lẽ sống còn của năm 1992 chính là
cần phải cạnh tranh nhiều hơn. Tại sao các ông lại thỏa mãn với một thị
trường 320 triệu dân? Thị trường ấy không đủ. Thị trường phải là cả thế
giới. Nhưng hãy cảnh giác với những quan chức của các ông ở Bruxelles.
Có những người quá thông minh, quá nhiệt tình đến mức muốn sử dụng cả
giới hạn của cuộc thương lượng có được, để thông qua những luật lệ hạn
chế và những quy định kỹ thuật ngu xuẩn, những quy định về nội dung địa
phương trong sản xuất phi địa phương hóa của nước ngoài, về việc chống
phá giá, hay xí nghiệp gia công. Hãy cảnh giác với những cái đó. Rất nguy
hiểm!”

Đột nhiên, Makoto Kuroda đưa mắt lo lắng nhìn máy ghi âm của tôi.

Ông giả bộ bị bất ngờ, hay là như tôi nghĩ, ông đã biết rõ là máy đang chạy?
Ông kêu lên: “Ồ, ông ghi âm à!”. Rồi ông phá lên cười.

Phương Tây không có bài học nào dạy cho Nhật

Với một sức mạnh về kinh tế như vậy, liệu nước Nhật có cần giữ một vai

trò quan trọng hơn trên trường quốc tế về mặt chính trị và ngoại giao hay
không? Khi tôi đặt ra câu hỏi đó với ông, liệu Makoto Kuroda cảm thấy như
đây là một cái bẫy? Liệu ông có bác bỏ như mọi lần không?

“Ông nghĩ rằng chúng tôi cần phải lên tiếng ở những lĩnh vực khác ngoài

lĩnh vực kinh tế ư? Nhưng ông nên hiểu rằng chúng tôi không muốn dùng
sức mạnh để áp đặt quan niệm triết học của chúng tôi cho người khác. Trên
bình diện kinh tế, quốc tế đã được quốc tế hóa. Sức mạnh của thị trường đã
phá đổ các biên giới; mặc dù vậy, chúng ta vẫn còn chia thành 160 nước có
chủ quyền. Và còn có một vài nước còn khá ngây thơ nghĩ rằng họ có thể
ngăn trở sự tự do trong trao đổi kinh tế. Trong một cuộc chơi kinh tế có tính
toàn cầu này, đúng là chúng tôi đã cố gắng phát động lý tưởng về nền kinh
tế dân tộc và muốn đạt tới một thế mạnh công nghiệp nào đó. Nếu không có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.