mở đầu của “Phép lạ kinh tế Nhật Bản”. Mười năm sau chiến tranh, nước
Nhật đã lập lại được mức thu nhập bình quân đầu người của thời kỳ trước
chiến tranh (1934 – 1936). Bắt đầu từ năm 1955, Nhật Bản đã không ngừng
là vô địch tuyệt đối về chỉ số tăng trưởng của GNP (Tổng sản lượng quốc
gia). GNP đo lường mức sản xuất của một quốc gia bằng hàng hóa và dịch
vụ cũng như mức lợi nhuận của nhà nước, cùng các tích sản hoặc nhân lực
của nó ở nước ngoài. Với sự khẳng định đáng gờm này, nước Nhật đã dành
lấy cho mình hình ảnh của một con sư tử. Chỉ số tăng trưởng đã đạt mức
bình quân là 9,9% trong suốt thập niên 1955-1965: một kỷ lục trong thế
giới về công nghiệp hóa ! Cho tới năm 1958, những người nghiên cứu về
hiện tượng Nhật Bản đã liên kết sự tăng trưởng này với những kết quả của
công cuộc tái thiết lại sau những tàn phá nặng nề của chiến tranh. Nhiều
người đã nghĩ rằng sự tăng trưởng này sẽ chậm lại trong các năm kế tiếp.
Nhưng điều đó đã không diễn ra. Ngược lại, chỉ số tăng trưởng vẫn tiếp tục
cất cánh. Dưới sự dẫn dắt của Bộ trưởng Tài chính Ikeda Hayato, người sau
này trở thành thủ tướng Nhật trong những năm 1960-1964, nước Nhật đã
thực hiện được thành tích thu nhập quốc gia tăng gần gấp đôi trong vòng
sáu năm từ 1959 đến 1964. Đó chính là mục tiêu do chính phủ Kishi đặt ra
vào năm 1959 và được công bố vào tháng 12 năm 1960. Nhưng chương
trình “Shotoku baizô keikaku” này đã dự kiến thời hạn 10 năm để đạt mục
tiêu, trong khi trên thực tế Nhật Bản chỉ bỏ ra có sáu năm.
------
Chỉ số tăng trưởng của GNP ở các nước công nghiệp hóa
Tên nước
1950-55
1955-60
1960-65
Nhật
12,1
9,7
9,6
Hoa Kỳ
4,3
2,2
4,5
CHLB Đức
9,3
6,3
4,8
Pháp
4,3
4,6
5,1
Anh
2,7
2,8
3,3
Canada
4,7
3,3
5,5
Ý
6,0
5,5
5,1
OCDE
5,2
3,5
4,9
* Nguồn: Thống kê của OCDE