Những thành quả của Nhật Bản Thật là kỳ diệu: thu nhập quốc gia đầu
người tăng từ 162 đô la trong năm 1952 lên đến 694 đô la trong năm 1965
với GNP từ 17 tỷ đô la lên đến 84 tỷ đô la ! Ngay từ năm 1965, Nhật bản đã
vượt xa các nước láng giềng châu Á của mình. GNP/đầu người của Nhật
Bản đã đạt mức xấp xỉ bằng một nửa của Anh, Tây Đức, Pháp và bằng
khoảng ¼ của Hoa Kỳ. GNP của Nhật Bản đã bắt đầu bỏ xa Ý và Canada.
Nhật Bản vươn lên chiếm vị trí thứ năm về GNP trong số các quốc gia
không cộng sản, đứng sau Hoa Kỳ, CHLB Đức, Anh và Pháp. Năm 1965,
Nhật Bản nghiễm nhiên gia nhập câu lạc bộ các siêu cường.
Sự tăng trưởng kỳ lạ này xuất phát từ mức tăng sản xuất công nghiệp gần
như theo cấp số nhân, đặc biệt là các hàng thành phẩm. Chỉ số sản xuất của
công nghiệp chế tạo đã tăng từ 46 (năm 1955) lên 100 (năm 1960) và 171
(năm 1965). Công nghiệp nặng, công nghiệp máy móc và nhất là công
nghiệp hóa chất đều phát triển rất nhanh. Năm 1963, Nhật Bản đã đuổi kịp
các nước OCDE (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế).
GNP và thu nhập đầu người của các quốc gia công nghiệp lớn, 1965
Tên nước
GNP (tỷ đô
la)
GNP/đầu người (đô
la)
Dân số (triệu
người)
Hoa Kỳ
676,3
3475
194,6
CHLB
Đức
112,1
1900
59,0
Anh
98,6
1806
54,6
Pháp
94,1
1924
48,9
Nhật
84,6
863
98,3
Ý
56,8
1101
51,6
Canada
48,3
2464
19,6
Kết quả của sự cất cánh công nghiệp này là sự tăng trưởng ngoạn mục về
trao đổi mậu dịch với thế giới bên ngoài. Nước Nhật đã bắt đầu xuất khẩu
nhiều hơn là nhập khẩu. Điều này vô cùng quan trọng vì nó cho phép Nhật
Bản thu hút các nguồn ngoại tệ đủ để đáp ứng những cuộc đầu tư chuẩn bị
cho những chiến công ngày nay. Từ năm 1955 đến 1965, trao đổi mậu dịch
đã tăng lên hơn bốn lần, từ 2,01 lên 8,45 tỷ đô la. Chỉ số tăng trưởng hằng
năm đạt 15% gấp đôi mức bình quân của thế giới. Trong giai đoạn này, các
cường quốc thương mại như Ấn Độ, đã bị loại khỏi cuộc cạnh tranh. Trong