giới, kể cả Hoa Kỳ, từng với được tới một kỳ tích như vậy. Nước Nhật đã
chứng minh được tài năng kiệt xuất của dân tộc mình. Nó chứng tỏ một
năng lực đổi mới hoàn toàn bất ngờ đối với một đất nước, mà chỉ mới 20
năm trước đây, còn là một bình địa đầy tuyệt vọng. Ngoài ra, còn phải kể
đến một thành tích điển hình khác ở châu Á: khai trương xa lộ Nagoya-
Kobe vào năm 1964.
Marcel le Dorze hồi tưởng lại những năm khôi phục này:
“Tôi đến Tokyo ngay giữa lúc cuộc chiến tranh Triều Tiên đang sôi sục.
Các phân xưởng của Nhật Bản đang chạy hết công suất để sản xuất vũ khí
cho mặt trận Triều Tiên. Và kế đến là xảy ra chiến tranh Việt Nam. Những
điều này người ta rất ít nói đến, nhưng chúng đã đóng một vai trò quyết
định trong việc hồi phục kinh tế của Nhật Bản. Trước hết là Triều Tiên, rồi
sau đó là Việt Nam: phải nói là cực kỳ quan trọng ! Sau nữa, hai dự án được
hoàn tất đã vực dậy nước Nhật. Rồi đến đường tàu Shinkansen. Tổng thể
các công việc lớn này đã trở thành một lực đẩy không thể ngờ được cho nền
công nghiệp đất nước. Ít lâu sau đó, người ta tuyên bố tổ chức thế vận hội
Olympic ở Tokyo. Nước Nhật cần phải chuẩn bị cho thế vận hội một cách
thích đáng. Cần phải xây dựng những con đường lớn. Sau đó, không chỉ là
các hồ bơi Olympic mà là cả các khách sạn, các phương tiện chuyên chở.
Các nước Nhật đã dồn sức vào đó. Trong ký ức tôi hãy còn giữ lại ấn tượng
cả một dân tộc đang bắt tay vào công việc. Và thế là trong quận Veno, nơi
tôi sống, đã mọc lên một đường xe điện. Sau đó, người ta quyết định xây
dựng một đường xe điện ngầm dưới quận Hibiya. Một đường hầm khổng lồ
được khởi công. Đồng thời, hội đồng thành phố cũng quyết định xây dựng
một xa lộ treo ở ngay giữa Tokyo để giảm bớt việc lưu thông dưới đất.
Người Nhật đã tiến hành hai dự án này mà không hề gây ách tắc giao thông
trên đường phố và thậm chí cũng chẳng phải dừng các xe điện lại. Suốt quá
trình thì công, chỉ một nửa đường là bị đóng lại không cho lưu thông.
Nhưng năm đầu của thập niên 60 ấy thật là đầy ấn tượng. Đó là thời kỳ
của Minole, thị trưởng thuộc Đảng Xã hội của Tokyo. Ở Tokyo, những điều
kỳ diệu như thế thật không có giới hạn. Tất cả nước Nhật đều bắt tay vào
lao động. Rất nhanh, các tàu điện đã biến mất và cùng với nó là cả một thời
đại. Với những chiếc xe hơi và những phân xưởng đầu tiên, Tokyo đã bắt
đầu biết đến tình trạng ô nhiễm. Những chiếc xe ba bánh phát ra những
tiếng kêu quỉ quái. Giống như những con cừu, chúng chồm sang phải rồi
chồm sang trái trên mặt đường. Sự ô nhiễm cũng có một ý nghĩa nhất định
với những luồng khói thoát ra từ các nhà máy. Nhưng ta chớ nên lầm lẫn.
Nếu ở Nhật người ta mang khẩu trang ra đường thì đó là vì nó có nhiều
công hiệu; ngày nay, người Nhật vẫn sử dụng nó mỗi khi bị cảm. Với nó,
không khí lạnh sẽ trở nên ấm lại và không xộc thẳng vào khí quản”.