NƯỚC NHẬT MUA CẢ THẾ GIỚI - Trang 36

ráo và tiện nghi hơn. Cùng lúc đó, đường tàu điện ngầm Tokyo cũng được
xây dựng. Nó là cả một cảnh tượng bàng hoàng. Tôi còn nhớ một đêm nọ,
khoảng giữa đêm, trong một quận mà tôi không biết là quận nào, tôi đã thấy
cả một đoàn quân rầm rộ hệt như trong cuộc tiến công bộ binh ở Pháp vào
chiến dịch năm 1918. Đoàn quân ấy bủa ra dọc suốt hai cây số đường trong
thành phố. Họ đợi đến nửa đêm và chờ cho đến khi chiếc tắc xi cuối cùng đi
qua. Đúng nửa đêm, họ nhấc lên các tấm bằng gỗ hoặc kim loại mà ban
ngày dùng để cho xe qua lại. Và thế là họ bắt tay vào lao động cật lực: hàng
đoàn “kiến” người hối hả đào các đường hầm ! Phải nói rằng đó là cả một
đạo quân đang lâm chiến. Đến năm giờ sáng, một tiếng còi nổi lên. Họ đóng
tất cả lại và cuộc sống lại bắt đầu”.

Một “siêu cường” mới đã ra đời nhưng thế giới còn chưa biết đến

Nước Nhật đã tự khẳng định mình trong cuộc chạy đua phát triển.

Nhưng, những người am hiểu về Nhật Bản chỉ hoài công vô ích khi làm
rùm beng về sự xuất hiện của một siêu cường mới. Bởi vì thể giới Tây
phương, thỏa mãn với những thành công của mình mặc dù còn hết sức
khiêm tốn, vẫn không hề để tâm đến. Hoặc có thể, họ không muốn nhìn
thấy sự thật ? Năm 1967, Robert Guillain – phóng viên báo Le Monde – đã
tháp tùng giám đốc Hubert Beuve-Méry đến Nhật Bản theo lời mời của báo
Asahi Shimbun.

“Năm 1967, trong những ngày lưu lại ở đây, tôi đã thực sự khám phá ra

rằng nước Nhật đã qua mặt nước Đức một cách “đẹp đẽ” xét về GNP trong
sản xuất gang thép và trong hàng tá những lãnh vực khác. Bản thân nước
Nhật cũng không ngờ về vị trí mà mình chiếm giữ. Họ không muốn tin vào
điều đó. Người Nhật vẫn rất bi quan và lúc nào cũng nghĩ rằng mình đang
tiến tới một cuộc khủng hoảng hoặc đổ vỡ gì đó mà tôi không thể nào hiểu
nổi. Lúc ấy, người Nhật đã nói với tôi không biết bao nhiều lần câu nói sau:
“Bởi vì các ông nói như vậy nên mọi người đành tin rằng chúng tôi quả thật
hùng mạnh”. Lúc ấy, tôi có nói với đại sứ Pháp tại Nhật Bản, ông Louis de
Guiringaud, rằng tôi đang viết một quyển sách về Nhật Bản mà tôi đặt tên là
“Nước Nhật, cường quốc thứ ba”. Ông ta nhìn tôi và hỏi: “Nước Nhật,
cường quốc thứ ba ư ? Này, liệu ông có nói hơi quá không đấy ?”. Rõ ràng
ông ta đã không hiểu rõ lắm về những gì đang diễn ra ở Nhật Bản.

MITI, trái tim của sự thành công Nhật Bản

Một cơ quan, hơn mọi cơ quan khác, đóng vai trò bản lề cho sự thành

công của Nhật Bản, đó là Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI).
Chính bộ này, ngay sau chiến tranh, đã bắt tay vào việc tổ chức lại toàn bộ
nền công nghiệp quốc gia và, trong những năm kế tiếp, đã kiên trì đeo đuổi
một chính sách công nghiệp hướng đến việc phát triển một số lĩnh vựu mũi
nhọn. Sau ảo tưởng cay đắng về chiến tranh, phương châm lúc này của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.